Đáp án Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 3: Thị trường lao động (P1)

File đáp án Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 3: Thị trường lao động (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy liệt kê và chia sẻ với các bạn thông tin về những ngành nghề có nhu cầu lớn về tuyển dụng lao động ở Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

  1. Nhóm ngành sản xuất và chế biến

- Ngành công nghệ thực phẩm

- Ngành công nghệ chế biến sau thu hoạch

- Công nghệ chế biến thủy sản

- Ngành kỹ thuật dệt

- Công nghệ sợi dệt

- Công nghệ da giày

- Công nghệ chế biến lâm sản

  1. Nhóm ngành kiến trúc và xây dựng

- Ngành kiến trúc

- Ngành kinh tế và quản lý đô thị

- Kỹ thuật công trình biển

- Ngành kỹ thuật xây dựng

- Ngành kinh tế xây dựng

- Ngành quản lý xây dựng

- Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

- Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng ( Danh sách các trường đại học đào tạo kỹ sư xây dựng )

  1. Nhóm những ngành kinh doanh

- Ngành quản trị kinh doanh

- Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

- Ngành quản trị khách sạn

- Ngành Marketing

- Ngành nghề môi giới bất động sản

- Ngành kinh doanh quốc tế

- Ngành kế toán

- Ngành kiểm toán

- Ngành quản trị nhân lực

- Ngành hệ thống thông tin quản lý

- Ngành quản trị văn phòng

  1. Nhóm các ngành công nghệ - thông tin

- Ngành khoa học - máy tính

- Ngành truyền thông đa phương tiện

- Ngành kỹ thuật phần mềm

- Ngành công nghệ thông tin

  1. Nhóm ngành luật - nhân văn

- Ngành Luật: Học

- Ngành việt nam học

- Ngành ngôn ngữ Anh – Tiếng Anh

- Ngành ngôn ngữ Nga – Tiếng Nga

- Ngành ngôn ngữ Pháp – Tiếng Pháp

- Ngành ngôn ngữ Trung – Tiếng Trung

- Ngành ngôn ngữ Đức – Tiếng Đức

- Ngành ngôn ngữ Tây Ban Nha – Tiếng Tây Ban Nha

- Ngành ngôn ngữ Bồ Đào Nha – Bồ Đào Nha

- Ngành ngôn ngữ Italya – Tiếng Italya

- Ngành ngôn ngữ Nhật – Tiếng Nhật

- Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc – Tiếng Hàn Quốc

- Ngành ngôn ngữ A rập – Tiếng Ả rập

- Ngành ngôn ngữ Quốc Tế Học

- Ngành Đông Phương Học

- Ngành Đông Nam Á học

- Ngành Trung Quốc học

- Ngành Nhật Bản học

- Ngành Hàn Quốc học

- Ngành khu vực Thái Bình Dương học

- Ngành triết học

- Ngành lịch sử học

- Ngành văn học

- Ngành văn hóa học

- Ngành quản lý văn hóa

- Ngành quản lý thể dục thể thao

  1. Nhóm ngành nghệ thuật - thẩm mỹ - đồ họa- Ngành hội họa

- Ngành đồ họa

- Ngành điêu khắc

- Ngành gốm

- Ngành thiết kế công nghiệp

- Ngành thiết kế đồ họa

- Ngành thiết kế thời trang

- Ngành thiết kế nội thất

  1. Nhóm ngành báo chí - khoa học và xã hội

- Ngành kinh tế

- Ngành kinh tế quốc tế

- Ngành chính trị học

- Ngành xây dựng đảng chỉnh quyền và nhà nước

- Ngành quản lý nhà nước

- Ngành quan hệ quốc tế

- Ngành xã hội học

- Ngành nhân văn

- Ngành tâm lý học

KHÁM PHÁ

  1. Khái niệm lao động

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

THÔNG TIN (Trang 20 SGK)

  1. Người lao động trong các hình ảnh và thông tin trên đang tiến hành những hoạt động gì?
  2. Người lao động tham gia lao động vào các ngành nghề đó nhằm mục đích gì?

Trả lời:

  1. Tất cả mọi người đang tiến hàng lao động tại công xưởng, công trình.
  2. Người lao động tham gia lao động vào các ngành nghề nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng  nhu cầu đời sống 

 

  1. Khái niệm thị trường lao động

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi:

Thông tin, Trường hợp  (Trang 21,22 SGK)

  1. Thế nào là người lao động, người sử dụng lao động?
  2. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện theo nguyên tắc? Dựa trên cơ sở nào?
  3. Ngoài tiền lương, người sử dụng lao động còn phải đảm bảo những gì cho người lao động?
  4. Thế nào là hợp đồng lao động? Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu nào?

Trả lời:

  1. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Người lao động là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, có thể là làm việc bằng sức lao động hay là lao động trí óc, thông qua hành vi lao động trên thực tế mà được trả lương, làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động.

  1. Quan hệ lao động (QHLĐ) là quan hệ giữa người lao động (NLĐ), tập thể NLĐ với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và tổ chức đại diện NSDLĐ, được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành QHLĐ, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong QHLĐ.
  2. a) Theo chủ thể

– Quan hệ lao động cá nhân giữa các cá nhân NLĐ với NSDLĐ và QHLĐ tập thể giữa đại diện tập thể NLĐ và NSDLĐ (quan hệ hai bên).

– Quan hệ giữa đại diện NLĐ với đại diện NSDLĐ và với nhà nước (quan hệ ba bên).

- Theo nội dung QHLĐ có quan hệ về việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, quyền và nghĩa vụ của các bên, quan hệ trong quá trình
GQTCLĐ…

- Theo cấp độ của QHLĐ có QHLĐ cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp ngành và cấp doanh nghiệp

  1. Ngoài tiền lương người sử dụng lao động còn đáp ứng thời gian làm việc, trang bị bảo hộ lao động, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp,....
  2. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

Nội dung chủ yếu: 

  1. a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  2. b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  3. c) Công việc và địa điểm làm việc;
  4. d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

  1. e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  2. g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  3. h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  4. i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
  5. k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

 

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 3: Thị trường lao động

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay