Đáp án Lịch sử 12 kết nối Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

File đáp án Lịch sử 12 kết nối tri thức Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 11. THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Khởi động: 

A city with many tall buildings

Description automatically generated

Hình ảnh trên là một biểu hiện về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay: Hãy chia sẻ những thành tựu khác của công cuộc Đổi mới về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, ... mà em biết. Theo em, từ thực tiễn công cuộc Đổi mới có thể rút ra được những bài học gì?

Hướng dẫn chi tiết:

Những thành tựu khác của công cuộc Đổi mới về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, ... mà em biết: 

- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: tốc độ tăng trưởng: khá cao và tương đối bền vững, cơ sở hạ tầng cải thiện, ...

- Trên các lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng cũng đạt được nhiều thành tựu nổi bật: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, ...

- Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội: công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao, tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm, ...

Những bài học rút ra từ thực tiễn công cuộc Đổi mới:

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. 

- Đối mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân. 

- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, sức mạnh dân tộc với thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững. 

1. THÀNH TỰU CƠ BẢN TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM.

Câu hỏi: Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy nêu những thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) trên lĩnh vực kinh tế. 

Hướng dẫn chi tiết:

- Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến nay), đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.

- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: 

+ Tốc độ tăng trưởng: khá cao và tương đối bền vững

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần: chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và theo hướng đa dạng hóa.

+ Cơ sở hạ tầng được cải thiện và ngày càng phát triển.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế: phát triển nhanh, thị tràng ngày càng mở rộng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Câu hỏi: Hãy trình bày thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng.

Hướng dẫn chi tiết:

- Trên các lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng cũng đạt được nhiều thành tựu nổi bật: 

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh. 

+ Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả. 

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 

+ Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường. 

 

 

Câu hỏi: Khai thác thông tin và Tư liệu 2 trong mục, hãy trình bày thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực văn hoá – xã hội.

Hướng dẫn chi tiết:

- Công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển. 

- Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.

- Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm. 

- Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện. 

- Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, có sự đa dạng hoá về loại hình trường lớp ở các bậc học. 

- Khoa học - công nghệ và văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực.

Câu hỏi: Hãy nêu thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực hội nhập quốc tế.

Hướng dẫn chi tiết:

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời kì Đối mới đạt được nhiều thành tựu quan trọng: 

- Hội nhập về chính trị: 

+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

+ Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều quốc gia. 

Thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. 

Có quan hệ với Quốc hội và Nghị viện của hơn 140 nước.

- Hội nhập kinh tế: hội nhập sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng.

- Hội nhập về an ninh - quốc phòng: 

+ Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

+ Trên bình diện đa phương, Việt Nam chủ động tham gia và đề xuất sáng kiến tại các diễn đàn hợp tác quốc phòng đa phương trong khu vực và trên thế giới. 

- Hội nhập về văn hóa và các lĩnh vực khác: đẩy mạnh hợp tác về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ. Trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực bảo vệ môi trường,... Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước và đạt được nhiều thành tựu.

2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI.

Câu hỏi: Nêu những bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Hướng dẫn chi tiết:

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. 

- Đối mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân. 

- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, sức mạnh dân tộc với thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững. 

LUYỆN TẬP

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay