Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 05:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược và Đối tác Toàn diện tại Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương, Việt Nam đã trao tặng vật tư y tế trong đại dịch Covid-19 cho các nước nào?

A. Ô-xtrây-li-a, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan.

B. Ô-xtrây-li-a, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan.

C. Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Pháp, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan.

D. Ô-xtrây-li-a, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan.

Câu 2: Việt Nam từ khi gia nhập tổ chức Liên hợp quốc có những đóng góp nào?

A. có mối quan hệ chặt chẽ, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đối với Liên hợp quốc.

B. trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008-2009.

C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.

D. có những đóng góp vào thực hiện trong nhiều lĩnh vực như chống tham nhũng, chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em.

Câu 3: Mục tiêu của hoạt động đối ngoại Việt Nam trong thời kì Đổi mới là

A. phát triển quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á.

B. phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.

C. phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

D. phát triển chính trị và nâng cao vị thế đất nước trong Liên hợp quốc.

Câu 4: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1985 là

A. giải quyết xung đột về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia.

B. kí kết các hiệp ước về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học – kĩ thuật.

C. không ngừng củng cố quan hệ cùng hợp tác, phát triển hòa bình.

D. thúc đẩy đối thoại về chính trị, từng bước quan hệ ngoại giao.

Câu 5: Việt Nam đã có hoạt động đối ngoại nào đối với Trung Quốc nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc?

A. Kí kết các hiệp ước về biên giới trên đất liền và phân định vịnh Bắc Bộ.

B. Kí hiệp định tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

C. Kí Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực.

D. Kí Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU.

Câu 6: Hoàn cảnh đất nước ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh là gì?

A. Thực dân Pháp xâm lược và từng bước áp đặt cách cai trị ở Việt Nam.

B. Các phong trào yêu nước chống Pháp đều thành công.

C. Hai miền Nam – Bắc thống nhất.

D. Đất nước bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến đến xã hội chủ nghĩa.

Câu 7: Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Véc-xai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc thuộc địa 

A. phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. 

B. chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. 

C. phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế. 

D. chỉ có thể đi theo con đường cách mạng tư sản.

Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? 

A. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai (18-6-1919). 

B. Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. 

C. Viết bài và làm chủ nhiệm cho báo Người cùng khổ. 

D. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ năm (1924).

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1945 đến năm 1969?

A. Tháng 10-1956, là Chủ tịch Đảng, kiêm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam.

B. Tháng 8-1945, lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

C. Tháng 2-1951, được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

D. 1945-1954, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu 10: “Cuộc đời 79 mùa Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại” là lời phát biểu của ai trong bài diễn văn tại Lễ kỉ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Nguyễn Phú Trọng.

B. Trần Phú.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Lê Hồng Phong.

Câu 11: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ trước hết của cách mạng là gì?

A. Giải phóng dân tộc.

B. Giành ruộng đất cho dân cày.

C. Đánh đổ phong kiến.

D. Đánh đổ đế quốc, phong kiến.

Câu 11: Nội dung không phải là ý nghĩa của việc giải quyết những khó khăn về kinh tế – tài chính – văn hóa ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Góp phần đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

B. Bước đầu thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.

C. Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc.

D. Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của các thế lực thù địch.

Câu 12: Nội dung không phải là vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

A. Hoạch định đường lối, phương châm kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

B. Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) – Đại hội kháng chiến thắng lợi.

C. Mở rộng các hoạt động ngoại giao (với nhân dân Pháp tiến bộ, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước Đông Dương).

D. Chỉ đạo các chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp trên chiến trường.

Câu 13:“Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi... Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin...” được trích trong

A. Đường Kách mệnh.

B. Báo Người cùng khổ.

C. Kháng chiến nhất định thắng lợi.

D. Bản án chế độ thực dân Pháp.

Câu 14: Nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào nào?

A. “Ngày đồng tâm”.

B. “Tuần lễ vàng”.

C. “Hũ gạo cứu đói”.

D. “Nhường cơm sẻ áo”.

Câu 15: Ngày 5-1-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

A. đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

B. gửi Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu.

C. trì hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc.

D. kí Hiệp ước Hoa – Pháp.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

 “Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 1000 năm kỉ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.

Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau”.

(Trích: Nghị quyết 24C/18.65, cuộc họp của Đại hồng UNESCO lần thứ 24 

ở Pa-ri (Pháp), từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987)

a) Nghị quyết thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của UNESCO đối với Hồ Chí Minh.

b) Nghị quyết thể hiện quan điểm của mọi cá nhân và tổ chức trên thế giới về Hồ Chí Minh.

c) Nghị quyết cho thấy Hồ Chí Minh có những cống hiến lớn về chính trị và những đóng góp quan trọng về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.

d) Nghị quyết khẳng định Hồ Chí Minh đại diện cho xu thế hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“…Trung ương đã quyết định cần tích cực chuẩn bị cho cuộc họp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội đại biểu. Bác [Hồ Chí Minh] giục chuẩn bị cho kịp họp hai hội nghị quan trọng này từ tháng 7… Giữa lúc công việc bộn bề như thế, Bác bỗng bị mệt…. Lúc nào tỉnh, Bác chỉ nói chuyện tình hình: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

(Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi kí,  NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr.129 – 130)

a) Đoạn tư liệu ghi nhận vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc chớp thời cơ, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b) Hồ Chí Minh xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc từ khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

c) Thời cơ của Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam được tính từ khi Nhật tiến hành đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945).

d) Bối cảnh nổ ra cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có sự đan xen giữa thời cơ và nguy cơ.

Câu 3: ............................................

............................................

.........................................…

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay