Đáp án Lịch sử 8 cánh diều bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
File đáp án Lịch sử 8 cánh diều bài11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
BÀI 11. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) VÀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917I. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
Câu hỏi: Khai thác thông tin và các hình trong mục 1, nêu nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đáp án:
- Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.
- Hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) >< khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
⟹ Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Nguyên nhân trực tiếp:
- Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Nhân cơ hội đó giới quân phiệt Đức, Áo đã tuyên chiến.
⟹ Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin, bảng 11 và các hình trong mục 2, phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử phân loại
Đáp án:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.
- 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.
- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
II. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917.
Câu hỏi: Nêu những nét chính về nguyên nhân làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga.
Đáp án:
Nguyên nhân bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga:
- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.
- Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng Xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
- Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Câu hỏi: Nêu những nét chính về diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga. Cho biết vai trò của Lê-nin đối với cuộc cách mạng.
Đáp án:
- Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
- Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Đêm 24/10/1917: bắt đầu khởi nghĩa.
- Đêm 25/10: Tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
=> Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
- Ngày 3/11/1918: chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
- Vai trò của Lênin đối với Cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917:
- Góp phần thành lập chính đảng của giai cấp công nhân
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác được bảo vệ và phát triển. Lênin nhận thấy tầm quan trọng của việc thành lập một chính đảng, cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo.
Những Đảng viên phải là những con người ưu tú, được tuyển chọn từ các phong trào quần chúng, có khả năng tập hợp lực lượng và đề ra những chủ trương đúng đắn, lãnh đạo cách mạng.
Tháng 1 năm 1912 Hội nghị đại biểu lần thứ VI phục hồi Ban chấp hành Trung ương củng cố tổ chức Đảng và đoàn kết nội bộ.
Tại hội nghị này Lenin đã chủ trương thành lập một đảng Mácxít chân chính, đảng Bôn - sê - vích được đông đảo nhân dân ủng hộ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Nga bước vào thời kỳ phát triển mới. Từ đây việc tập hợp các lực lượng đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa tư bản, các thế lực phản cách mạng và giành được những thắng lợi vang dội.
Cách mạng tháng 10 Nga nổ ra và giành thắng lợi là công lao to lớn trong việc tổ chức và lãnh đạo của đảng Bon - se - vich do Lênin thành lập và lãnh đạo.
- Việc xác định đường lối sách lược cách mạng đúng đắn của Lênin đối với Cách mạng tháng mười Nga.
+ Lực lượng cách mạng: Lênin đã tập hợp đông đảo quần chúng đứng về phía chính đảng của giai cấp vô sản. Người nêu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc, vạch trần bản chất nhân dân của Chính phủ lâm thời và của các đảng tư sản, những kẻ muốn kéo dài chiến tranh.
- Trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết
Khi mâu thuẫn giữa nhân dân và chính phủ lâm thời trở nên gay gắt những người trong đảng Bôn - sê -vích đã bí mật tổ chức đại hội đảng thông qua phương hướng mới của cuộc đấu tranh cách mạng. Nhận thấy thời cơ cách mạng đã đến, Lenin trở về Petorograt trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa. Quyết định khởi nghĩa nhanh chóng của Lênin đã là một quyết định lịch sử thể hiện trí tuệ và bản lĩnh của Lenin. Nhờ việc xác định đúng thời cơ mà cuộc cách mạng đã nhanh chóng giành thắng lợi, chính phủ công - nông do Lênin đứng đầu đã ra đời.
- Bảo vệ thành quả cách mạng và chính quyền Xô Viết
Với thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga, Đảng Bon - se - vich đã lên nắm quyền lãnh đạo nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Đó là nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng gặp rất nhiều những khó khăn, thách thức trong việc thiết lập và củng cố nhà nước Xô viết, tổ chức bảo vệ chính quyền, bảo vệ tổ quốc của nhân dân lao động, cải thiện những quan hệ quốc tế đối với giai cấp công nhân, với các chính phủ nước ngoài. Để bảo vệ chính quyền mới thành lập, sau khi giành được chính quyền, Lênin đã đề ra các chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy thành quả của Cách mạng tháng Mười Nga.
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với nước Nga năm 1917 và lịch sử nhân loại.
Đáp án:
Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga:
- Đối với nước Nga:
- Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
- Đưa công nhân và nông dân làm chủ đất nước và vận mệnh của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đối với thế giới:
- Làm thay đổi cục diện thế giới.
- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Lập bảng thống kê những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) và Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
Đáp án:
Cách mạng tháng Mười Nga | |
Diễn biến |
|
Ý nghĩa |
|
Tác động |
|
Câu hỏi: Vì sao chế độ phong kiến Nga hoàng sụp đổ vào tháng 2 -1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng?
Đáp án:
Chế độ phong kiến Nga hoàng sụp đổ vào tháng 2 -1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng vì Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Đây là cuộc chiến tranh:
- Vì quyền lợi của mình mà giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương.
- Chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền.
- Cuộc chiến tranh này do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người và của.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Giới thiệu các tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Đáp án:
(*) Tham khảo
Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với Cách mạng Việt Nam:
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã tác động sâu sắc tới sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, mở đầu quá trình giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc đã từng nhận xét: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật...”)
- Sự bùng nổ, quá trình phát triển và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam. Ví dụ như:
+ Bài học về vai trò lãnh đạo cách mạng: cách mạng muốn thành công cần có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khẳng định: “lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng, vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”).
+ Bài học về lực lượng cách mạng: trong lực lượng toàn dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cách mệnh Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy công nông làm gốc”.
+ Bài học về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng và chú trọng đến việc tạo thời cơ và chớp thời cơ cách mạng.
+) Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đến Việt Nam
- Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bót lột nhân dân Việt Nam để phục vụ cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Khi cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ, toàn quyền Đông Dương tuyên bố: “nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực”.
+ Trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa ở Việt Nam đã bắt người dân phải đóng nhiều thứ thuế, mua công trái,… và thu được trên 184 triệu phrăng tiền công trái và 14 triệu phrăng tiền “quyên góp”; ngoài ra, hàng trăm tấn lương thực và nông sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí được đưa sang Pháp.
+ Từ năm 1914 đến năm 1918, có khoảng 42922 binh lính và 49180 công nhân Việt Nam bị đưa sang Pháp và buộc phải tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (mà chủ yếu là ở Việt Nam), khiến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc.
- Sự suy yếu của Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo điều kiện khách quan cho sự phát triển của phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam.