Đáp án Lịch sử 8 cánh diều bài 4: Xung đột Nam - Bắc Triều, Trịnh - Nguyễn

File đáp án Lịch sử 8 cánh diều bài 4: Xung đột Nam - Bắc Triều, Trịnh - Nguyễn.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 4. XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU, TRỊNH – NGUYỄN

KIẾN THỨC MỚI 

  1. Sự ra đời của Vương triều Mạc.

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.1 (SGK, tr.20), nêu những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

Đáp án:

  • Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.

- Các vua Lê Uy Mục, Lê Tượng Dực chỉ lo ăn chơi, sa đọa.

- Quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.

- Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.

  • Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
  1. Xung đột Nam - Bắc triều

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2 (SGK, tr.21):

- Giải thích nguyên nhân dẫn đến xung đột Nam - Bắc triều.

- Nêu hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

Đáp án:

- Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:

  • Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.
  • Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).
  • Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.

=> Chiến tranh Nam - Bắc triều.

- Hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều:

  • Đất nước bị chia cắt.
  • Gây tổn thất lớn về người và của: làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng, nhiều gia đình phải li tán.
  • Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

LUYỆN TẬP 

Câu 1. Lập bảng về xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn theo gợi ý sau:

Đáp án:

Nội dung

Xung đột Nam – Bắc triều

Xung đột Trịnh – Nguyễn

Người đứng đầu

  • Bắc triều: Mạc Đăng Dung
  • Nam triều: Nguyễn Kim
  • Đàng trong: Nguyễn Hoàng
  • Đàng ngoài: Trịnh Kiểm (chúa Trịnh)

Nguyên nhân

  • Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.
  • Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).
  • Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.
  • Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.
  • Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
  • Lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Thời gian

1533 – 1592

1627 – 1672

Hệ quả

  • Đất nước bị chia cắt.
  • Gây tổn thất lớn về người và của: làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng, nhiều gia đình phải li tán.
  • Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
  • Chia cắt đất nước, gây đau thương tổn hại cho dân tộc.
  • Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá làm suy giảm tiềm lực đất nước

VẬN DỤNG

Câu 2. Sưu tầm tư liệu về sông Gianh và Lũy Thầy. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Đáp án:

(*) Tham khảo:

Tư liệu về Lũy Thầy:

- Để chống lại các cuộc tấn công của họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, gọi là Lũy Thầy.

- Lũy Thầy được Đào Duy Từ khởi công đắp vào năm Tân Hợi (1631), ở Đồng Hới, Quảng Bình và hoàn thành sau 3 năm. Lũy Thầy có tổng chiều dài khoảng 34 km (trải dài từ núi Đầu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển); chiều cao thành lũy khoảng 12 m (có nơi cao từ 3 - 6 m, tùy theo địa hình và dụng ý sử dụng). Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được.

- Mặc dù Lũy Thầy được đắp bằng đất, nhưng là một công trình phòng thủ khá bề thế, kết hợp với con hào tự nhiên là con sông Gianh, vì thế nơi đây trở thành một phòng tuyến quân sự lợi hại. Ngay từ thời các chúa Nguyễn đã có câu ca về thành cao, hào sâu này: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”.

- Lũy Thầy là một hệ thống chiến lũy liên hoàn đắp bằng đất và được chia thành những lũy nhỏ có thể kể ra như: Lũy Trường Dục; lũy Đầu Mâu; lũy Trấn Ninh,…

- Hiện nay, trên đất Quảng Bình, luỹ Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên dấu ấn uy lực và vang dội của Lũy Thầy trong quá khứ vẫn còn: cổng Hạ (Quảng Bình Quan), cổng Thượng (Võ Thắng Quan),…

Tư liệu về sông Gianh

- Cùng với đèo Ngang, sông Gianh là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Sông dài khoảng 160 km, bắt nguồn từ vùng ven núi Cô Pi thuộc dãy Trường Sơn.

- Sông Gianh chảy qua các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở cửa Giang.

- Trong lịch sử, sông Gianh là ranh giới phân chia Đàng Trong với Đàng Ngoài, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (năm 1570 - 1786). Chiến trường chính của giai đoạn này là miền Bố Chính (Quảng Bình).

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án lịch sử 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay