Đáp án Lịch sử 8 cánh diều bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII
File đáp án Lịch sử 8 cánh diều bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
BÀI 6. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIIIKIẾN THỨC MỚI
- Bối cảnh lịch sử
Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 6.1, nêu bối cảnh lịch sử dẫn đến bùng nổ phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Đáp án:
Bối cảnh lịch sử:
- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.
- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.
- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.
=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.
- Diễn biến và kết quả
Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 6.2, 6.3 (SGK, tr.28-29) nêu những nét chính về diễn biến, kết uqar của một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII.
Đáp án:
- Thời gian bùng nổ một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ( 1740 – 1751).
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) hoạt động trên địa bàn rộng lớn.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769).
- Diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa:
Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
- Nghĩa quân hoạt động chính ở vùng Điện Biên, Tây Bắc. Nhân dân hết lòng ủng hộ.
- Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
- Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì kết thúc.
Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
- Nghĩa quân hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Uy thế của nghĩa quân ngày một lên cao.
- Chúa Trịnh tập trung đàn áp nghĩa quân.
- Năm 1751: Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
- Nghĩa quân hoạt động trên một vùng rộng lớn: từ Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long đến Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
- Đề cao khẩu hiệu "cướp của nhà giàu, chưa cho dân nghèo".
- Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập => Khởi nghĩa thất bại.
Kết quả: Thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.
III. Ý nghĩa và tác động
Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu, nêu ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đối với xã hội Đại Việt.
Đáp án:
- Kết quả: Thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.
- Ý nghĩa:
- Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân.
- Chính quyền phong kiến Họ Trịnh bị lung lay. Chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...
- Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1. Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo gợi ý:
Khởi nghĩa | Thời gian diễn ra | Địa bàn hoạt động | Kết quả |
? | ? | ? | ? |
Đáp án:
Khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn hoạt động | Kết quả |
Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất | 1739 - 1769 | Vùng Điện Biên, Tây Bắc | Thất bại |
Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương | 1740 - 1751 | Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang. | Thất bại |
Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu | 1741 - 1751 | Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. | Thất bại |
VẬN DỤNG
Câu hỏi 2. Từ nội dung bài học và tìm hiểu thêm một số tư liệu khác, hãy viết một đoạn ngắn phán đối cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
Đáp án:
Từ bài học trên và những thông tin tìm hiểu được em có thể thấy cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ về người mà đất nước rơi vào hoàn cảnh chia cắt đau thương. Nhiều gia đình vì cuộc xung đột này đã xơ tán mỗi người một nơi, mỗi người một Đàng khó lòng gặp mặt tưởng chừng ở trong một đất nước mà xa cách như nghìn cây khó lòng tương phùng. Chúng ta cùng điểm qua các hệ quả tiêu cực của cuộc xung đột này nhé:
- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:
+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.
- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).
+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.
+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".
- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
Thông qua những điều trên em hoàn toàn phản đối về cuộc xung đột này đã gây ra nhiều mất mát đau thương khiến nhiều người lầm than, gia đình ly tán đồng thời khiến một đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn kéo theo nhiều người suy kiệt sức lực. Đất nước tàn phá ác liệt, ruộng nương phá bỏ nhân dân đói kém, người dân chết không kể siết tất cả những điều này đã gây ra nhiều mất mát đau thương dẫn tới nhiều người mất cha mất mẹ rơi vào cuộc sống lang thang không nơi nương tựa. Vậy nên em không tán thành và phản đối cuộc xung đột này khi đã gây tổn thương nặng nề tới người dân những con người vô tội, chịu áp bức bóc lột.
=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII