Đáp án Lịch sử 8 cánh diều bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
File đáp án Lịch sử 8 cánh diều bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
BÀI 13. TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢNI. TRUNG QUỐC
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 13.1 (SGK, tr.56), mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.
Đáp án:
Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc:
- Đức chiếm vùng Sơn Đông
- Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử;
- Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc;
- Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông;...
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 13.2, 13.3 (SGK, tr.57), trình bày sơ lược về Cách mạng Tân Hợi và cho biết vai trò của Tôn Trung Sơn. Nêu kết quả và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi.
Đáp án:
- Diễn biến chính của cách mạng Tân Hợi:
- Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi tại Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.
- Ngày 29 - 12 - 1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.
- Tháng 2 - 1912, Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống Cách mạng coi như chấm dứt.
- Nguyên nhân thắng lợi: Có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn với cương lĩnh "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc", tiến tới một nước Trung Hoa dân chủ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa => Cách mạng nhận được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
- Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển.
- Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam
II. NHẬT BẢN
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 13.4, bảng 13 (SGK, tr.58), nêu nội dung chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản.
Đáp án:
* Nội dung:
- Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ
+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.
- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
- Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
- Về quân sự:
+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
* Kết quả:
- Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước.
- Giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
* Ý nghĩa:
Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản:
- Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị xâm lược.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 2, trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Đáp án:
Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- Kinh tế: phát triển mạnh nhờ tiên bồi thường sau Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), đặc biệt là công nghiệp => Sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Đối nội: thực hiện chính sách bóc lột tối đa đối với nhân dân.
- Đối ngoại: Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát động hàng loạt cuộc chiến tranh: Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên...
=> Nhật Bản trở thành nước “đế quốc phong kiến quân phiệt”.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tuy duy thể hiện cuộc Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc)
Đáp án:
Lĩnh vực cải cách | Nội dung | Ý nghĩa |
Chính trị |
| Đất nước dần thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu. |
Kinh tế | Thống nhất thị trường, tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… | Tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế. |
Khoa học, giáo dục | Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây,… | Nền giáo dục được chú trọng phát triển, trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước. |
Quân sự |
| Quân đội được huấn luyện bài bản, có tính hệ thống. |
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản để lại những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam?
Đáp án:
Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc Duy tân Minh Trị:
+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.
+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.
+ Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
+ Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản