Đáp án Lịch sử 8 cánh diều Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (P2)
File đáp án Lịch sử 8 cánh diều Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
IV. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy trình bày xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.
Trả lời:
Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử:
- Thời tiền sử: nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh,...
- Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X: Các nhà nước đầu tiên (Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam) hình thành và phát triển trên các vùng châu thổ, ven sông.
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
- Thế kỉ X: Cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
- Thế kỉ XI - XIV:
- Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ.
- Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) cũng trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài.
- Thế kỉ XV:
- Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc buôn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn.
- Vương triều Vi-giay-a Vương quốc Chăm-pa) cũng tiếp tục phát triển thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm hải khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định),...
- Từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX:
- Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương trong và ngoài nước.
- Chúa Nguyễn ở Đàng Trong khuyến khích quan lại, địa chủ mô dân phiêu tán vào khai khẩn, lập xã thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng thành trì, đắp lũy trên đất liền, bố trí việc phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân canh giữ biển đảo.
- Triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức khai thác quần đảo Hoàng Sa, thực hiện chủ quyền biển đảo.
- Từ năm 1802 cho đến năm 1884: Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
- Từ năm 1884 đến năm 1945: Sau khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều Nguyễn, Pháp đại diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Từ năm 1945 - nay: Nhà nước Việt Nam tiếp tục hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Tóm tắt đặc điểm,môi trường và tài nguyên biển đảo của Việt Nam
Trả lời:
Tài nguyên biển
- Vùng biển nước ta rất giàu và đẹp, nguồn lợi phong phú, đa dạng và có giá trị về nhiều mặt (kinh tế, quốc phòng, khoa học,...).
- Thiên tai: bão, sạt lở bờ biển,...
Môi trường biển
- Hiện trạng:
- Môi trường biển Việt Nam còn khá trong lành.
- Nhưng 1 số vùng ven bờ bị ô nhiễm do chất thải dầu khí và chất thải sinh hoạt.
- Nguồn lợi hải sản đang bị suy giảm.
- Khai thác nguồn lợi biển phải có kế hoạch đi đôi với việc bảo vệ môi trường của biển.
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ về quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử
Trả lời:
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu và viết đoạn văn (khoảng 10 câu) tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Trả lời:
Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển. Không chỉ là các chiến sỹ hải quân mà cả ngư dân, những con người lao động bình dị ấy cũng là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc. Họ đã dũng cảm vươn khơi bám biển, bám trụ với các ngư trường truyền thống cha ông để làm ăn và cũng để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh, khôn khéo để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.