Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Giáo án Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông sách Lịch sử và Địa lí 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí, phạm vi của các vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
  • Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam.
  • Phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm, thu thập thông tin về vấn đề chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức địa lí: thông qua việc xác định vị trí, phạm vi và chế độ pháp lí các vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam); trình bày những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; trình bày quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.
  • Tìm hiểu địa lí: việc khai thác tài liệu văn bản, internet… về vấn đề chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: xác định phạm vi của vùng biển Việt Nam bao gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tự giác học tập, thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tài liệu văn bản về chủ quyền biển đảo của nước ta (nếu có).
  • Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ (thời Minh Mệnh).
  • Tranh ảnh về một số dấu mốc xác lập chủ quyền biển đảo Việt nam trong quá khứ và một số hoạt động kinh tế ở nước ta.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Học sinh chia sẻ những hiểu biết cá nhân về biển đảo Việt Nam, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung: GV tổ chức trò chơi: Ô chữ bí mật cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến biển đảo Việt Nam.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về 8 ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc.
  3. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ô chữ bí mật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật  – trả lời các câu hỏi liên quan đến biển đảo Việt Nam tìm ra ô chữ bí mật.

- GV phổ biến luật trò chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.

+  Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.

- GV lần lượt nêu câu hỏi:

Câu 1 (3 chữ cái): Một loại thiên tai thường xảy ra ở Biển Đông.

Câu 2 (4 chữ cái): Một loại tài nguyên vô tận ở Biển Đông.

Câu 3 (7 chữ cái): Một hệ sinh thái ở biển nước ta có tính đa dạng và giá trị sinh học đặc biệt cao.

Câu 4 (7 chữ cái): Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở.

Câu 5 (9 chữ cái):  Căn cứ để xác định phạm vi, chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam và các vùng biển khác.

Câu 6 (4 chữ cái): Một quần đảo ở vịnh Bắc Bộ.

Câu 7 (8 chữ cái): Một quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam, trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Câu 8 (7 chữ cái): Một quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam, trực thuộc thành phố Đà Nẵng.

Ô chữ bí mật (8 chữ cái): tên biển chung của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời ô chữ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 8 ô chữ hàng ngang và hàng dọc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

Câu 1: Bão. 

Câu 2: Muối.

Câu 3: Cỏ biển. 

Câu 4: Nội thủy.   

Câu 5: Đường cơ sở. 

Câu 6: Cô tô. 

Câu 7:  Trường Sa.

Câu 8: Hoàng Sa.  

Ô chữ chủ đề: Biển Đông.

Ô CHỮ BÍ MẬT

 

B

Ã

O

 

 

M

U

I

 

 

C

B

I

N

 

 

N

I

T

H

Y

 

 

Đ

Ư

N

G

C

Ơ

S

 

C

Ô

T

Ô

 

T

R

Ư

N

G

S

A

 

H

O

À

N

G

S

A

 

                                       

 

- GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Việt Nam là quốc gia có biển. Vùng biển Việt Nam rộng lớn, giàu đẹp, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền quốc gia về biển đảo ở Biển Đông. Môi trường, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam ở Biển Đông có những đặc điểm đặc sắc. Những đặc điểm đó đã mang đến những thuận lợi, khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông? Qúa trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử đã diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam.

- Rèn luyện được kĩ năng khai thác thông tin từ hình ảnh, tư liệu phục vụ nội dung học tập.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp cá nhân, khai thác mục Em có biết, thông tin trong mục I SGK tr.156 - 157 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định phạm vi, ví trí của vùng biển và hải đảo Việt Nam.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phạm vi, vị tri vùng biển và hải đảo Việt Nam và chuẩn kiến thức GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác hình 11.1 (Bài 11: Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam), thông tin mục I SGK tr. 156 – 157 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định phạm vi, ví trí của các vùng biển và hải đảo Việt Nam.

- GV nêu câu hỏi gợi mở:

+ Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào?

+ Vùng biển nước ta có diện tích bao nhiêu và bao gồm những bộ phận nào?

+ Nêu tên và xác định trên bản đồ các huyện đảo của nước ta.

+ Nêu tầm quan trọng của vùng biển và hải đảo nước ta.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, video có liên quan đến vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam:

Một trong những khóa họp bàn về ký kết Công ước Luật Biển tại Liên Hợp Quốc năm 1982

 

   
 

             Đảo Vân Đồn                 Đảo xa bờ Bạch Long Vỹ

 

          Đảo Cồn Cỏ                                 Đảo Phú Qúy

 

          Đảo Kiên Hải                           Đảo Lý Sơn

Một số huyện đảo của Việt Nam

 Video: https://www.youtube.com/watch?v=9VtXtjqiWvs

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.156 - 157: Luật Biển Việt Nam năm 2012 và vị trí các huyện đảo của Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Các huyện đảo của Việt Nam đều mang những vị trí quan trọng bởi có thể lâp căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời đồng thời có điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế. Bên cạnh đó biển đảo Việt Nam đều thuộc chủ quyền luật pháp của nước ta dựa trên Công ước của Liên hợp quốc.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 I. Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam.

- Diện tích và bộ phận của biển đảo Việt Nam:

+ Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km², là một bộ phận của Biển Đông.

+ Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- Các huyện đảo Việt Nam:  Bạch Long Vĩ, Cát Hải (Hải Phòng), Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Qúy (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Kiên Hải (Kiên Giang), Phú Quốc (Kiên Giang).

- Tầm quan trọng của vùng biển và hải đảo nước ta:

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông.

+ Vị trí chiến lược quan trọng do nằm trên đường hàng hải và đường hàng không quốc tế hoạt động nhộn nhịp.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và tài nguyên biển đảo Việt Nam.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.

- Rèn luyện được kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào cuộc sống.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục II SGK tr. 157 – 158 và trả lời câu hỏi:

-  Hãy trình bày những nét chính về đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.

- Hãy nêu những nét chính về tài nguyên biển đảo Việt Nam.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm và tài nguyên biển đảo của Việt Nam

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu video cho HS xem:

 https://www.youtube.com/watch?v=UcV-Erutxbk (từ 0:00 đếm 2:53)

- Sau khi xem video, GV đặt câu hỏi cho HS: Sau khi xem video, em nhận xét gì về chất lượng môi trường biển của nước ta hiện nay.

Gợi ý:

+ Môi trường biển đảo của nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi những hành vi của con người như: vứt rác bừa bãi, xả nước chưa qua xử lí…

+ Làm ảnh hưởng đến mĩ quan của biển đảo Việt Nam đồng thời ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, giao nhiệm vụ cụ thể: Khai thác video, thông tin trong SGK tr. 157 – 158 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu những nét chính về đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.

+ Hãy nêu những đặc điểm về tài nguyên biển đảo Việt Nam.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh liên quan đến đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.

     Sạt lở bờ biển Cửa Đại          Cống nước đen đổ thẳng

         (Quảng Nam)                                biển  Nha Trang

         Khai thác cạn kiệt              Khai thác thủy sản tận diệt

          hải sản ven bờ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm và tài nguyên biển đảo Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Môi trường biển đảo là môi trường có mối quan hệ mật thiết với con người. Tuy nhiên, ngày nay con người đang chính tay hủy hoại môi trường biển đảo nhằm thu lợi nhuận về cho bản thân mà bỏ qua những tác hại gây ảnh hưởng đến môi trường biển đảo – tài nguyên “bạc” quý giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo Việt Nam.

 1. Đặc điểm môi trường vùng biển đảo Việt Nam.

- Môi trường biển đảo nước ta có đặc điểm đặc trưng là nước biển sạch và không khí trong lành.

- Hiện nay, ở một số nơi đã xảy ra các hiện tượng sạt lở bờ biển, tăng lượng chất thải ô nhiễm môi trường, suy giảm hệ sinh thái…

2. Tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

- Rất phong phú và đa dạng.

- Các tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật, trong đó tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản rắn là tài nguyện cạn kiệt, không có khả năng hồi phục. 

Hoạt động 3: Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

...

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

Giáo án điện tử Lịch sử 8 cánh diều Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay