Đáp án Lịch sử 8 chân trời sáng tạo bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
File đáp án Lịch Sử 8 chân trời sáng tạo bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
BÀI 7: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII1. MỘT SỐ NÉT CHÍNH CỦA PHONG TRÀO NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII.
CH1: Hãy nêu những nét chính về bối cảnh lịch sử Đàng Ngoài của Đại Việt nửa đầu thế kỉ XVIII.
Trả lời:
Bối cảnh lịch sử:
- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.
- Kinh tế: sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút các đô thị suy tàn
- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.
=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.
CH2: Dựa vào lược đồ 7.2, sơ đồ 7.3 ( SGK trang 29, 30), hãy nêu những diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa. Tại sao các cuộc khởi nghĩa này lại thất bại.
Trả lời:
Diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa:
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
- Nghĩa quân hoạt động chính ở vùng Điện Biên, Tây Bắc. Nhân dân hết lòng ủng hộ.
- Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
- Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì kết thúc.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
- Nghĩa quân hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Uy thế của nghĩa quân ngày một lên cao.
- Chúa Trịnh tập trung đàn áp nghĩa quân.
- Năm 1751: Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
- Nghĩa quân hoạt động trên một vùng rộng lớn: từ Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long đến Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
- Đề cao khẩu hiệu "cướp của nhà giàu, chưa cho dân nghèo".
- Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập => Khởi nghĩa thất bại.
Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do chưa có đường lối, chính sách cụ thể, rõ ràng và phù hợp. Đây đều là những cuộc đấu tranh mang tính tự phát.
2. TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI ĐỐI VỚI XÃ HỘI ĐẠI VIỆT THỂ KỈ XVIII.
CH: Khai thác tư liệu 7.4 (SGK trang 39) và thông tin trong bài, em hãy cho biết phong trào nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.
Trả lời:
- Phong trào nông dân Đàng Ngoài phát triển rộng khắp và kéo dài hàng chục năm buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,...
- Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh của nghĩa quân đã làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
CH1: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả gì?
Trả lời:
- Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã làm cho tình hình nông nghiệp suy sụp: mất mùa, lụt lội liên tục diễn ra, ruộng đất bị bọn địa chủ, quan lại cường hào chiếm khiến nông dân rơi vào cảnh đói khổ, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn ngang đầy đường.
- Nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa: công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.
=> Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùn lên chống lại chính quyền phong kiến.
CH2: Nêu những nét chính của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Trả lời:
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
- Nghĩa quân hoạt động chính ở vùng Điện Biên, Tây Bắc. Nhân dân hết lòng ủng hộ.
- Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
- Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì kết thúc.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
- Nghĩa quân hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Uy thế của nghĩa quân ngày một lên cao.
- Chúa Trịnh tập trung đàn áp nghĩa quân.
- Năm 1751: Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
- Nghĩa quân hoạt động trên một vùng rộng lớn: từ Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long đến Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
- Đề cao khẩu hiệu "cướp của nhà giàu, chưa cho dân nghèo".
- Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập => Khởi nghĩa thất bại.
Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do chưa có đường lối, chính sách cụ thể, rõ ràng và phù hợp. Đây đều là những cuộc đấu tranh mang tính tự phát.
CH3: Tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII, hãy viết về một cuộc khởi nghĩa (khoảng 100 chữ) với các nội dung sau: Khởi nghĩa diễn ra khi nào? Mục đích. Ở đâu? Ai tham gia? Ai có liên quan? Họ đã hành động như thế nào? Kết quả.
Trả lời:
Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
Hoàng Công Chất vốn là thủ hạ của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ nổi lên. Sau khi cánh Nguyễn Cừ thất bại, Công Chất tự lập thành cánh quân riêng, đánh phá ở đất Sơn Nam về hạt Khoái Châu.
Năm 1745, Công Chất thắng trận, bắt được và giết quan trấn thủ Sơn Nam là Hoàng Công Kỳ. Sau đó bị quân Trịnh đuổi đánh, Công Chất chạy vào Thanh Hóa rồi ra Hưng Hóa cùng với thủ lĩnh khởi nghĩa tên là Thành chiếm giữ vùng ấy.
Năm 1751, Thành bị bắt, Công Chất chạy lên giữ động Mãnh Thiên (phía bắc Hưng Hóa), vùng Mường Thanh, rồi chiếm giữ cả mấy châu gần đấy, thủ hạ có hàng vạn người. Từ đó Công Chất cướp phá ở Hưng Hóa và Thanh Hóa. Công Chất cùng con là Công Toản làm chủ Hưng Hóa nhiều năm, rất được lòng dân Mường Thanh, được dân chúng suy tôn làm chúa.
Năm 1769, Trịnh Sâm mới sai thống lĩnh là Đoàn Nguyễn Thục đem quân Sơn Tây lên đánh động Mãnh Thiên. Khi quân Trịnh lên đến nơi thì Hoàng Công Chất đã chết rồi, con là Hoàng Công Toản chống giữ không nổi, bỏ chạy sang Vân Nam.
=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII