Đáp án Ngữ văn 10 cánh diều Bài 4. TỰ ĐÁNH GIÁ Lễ hội Ok om bok

File đáp án Ngữ văn 10 cánh diều Bài 4. TỰ ĐÁNH GIÁ Lễ hội Ok om bok. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

TỰ ĐÁNH GIÁ. LỄ HỘI OK OM BOK

Câu 1: Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo?

  1. Vì đây là lễ hội của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng.
  2. Vì hoạt động đua ghe ngo không diễn ra năm nay.
  3. Vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội.
  4. Vì điểm nhấn của lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 2: Vì sao người Khmer ở Sóc Trăng lại làm lễ vật cúng Mặt Trăng vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm?

  1. Vì người Khmer ở Sóc Trăng coi Mặt Trăng là vị thần điều tiết mùa màng.
  2. Vì đấy là khoảng thời gian mà người Khmer ở Sóc Trăng nhàn nhã nhất.
  3. Vì đó là những ngày cuối mùa khô, tiện cho việc thu hoạch các loại hoa màu.
  4. Vì đây là lúc thu hoạch lúa nếp và đủ các loại hoa màu để làn lễ vật cúng.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 3: Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì?

  1. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn.
  2. Nội dung được đề cập giàu tính thẩm mĩ và tính hư cấu hơn.
  3. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.
  4. Văn bản thể hiện rõ nét văn hóa của người dân ở Sóc Trăng.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 4: Những thông tin nào ở cột B đúng với nội dung được nêu ở cột A?

A

B

Chiếc ghe ngo

a) Chiều dài khoảng 30 mét

b) Nghi thức truyền thống tiễn đưa thần Nước

c) Thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ tốt

d) Lễ hạ thủy ghe ngo mang ý nghĩa tâm linh

e) Có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ

g) Đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chúa

h) Tượng trưng cho thần Rắn Na – ga khi qua sông

i) Giữa lườn ghe đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe

Trả lời:

a, b, c, d, e, g, i

Câu 5: Đề tài của văn bản trên là gì? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết điều đó?

Trả lời:

Đề tài: viết về lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ. Dựa vào nhan đề của bài mà em nhận biết được.

Câu 6: Các dòng in đậm ngay dưới nhan đề văn bản được gọi là gì? Hãy chỉ ra tác dụng của những dòng này trong văn bản.

Trả lời:

Các dòng in đậm ngay dưới nhan đề văn bản được gọi là sa pô. Sa pô trong văn bản này có tác dụng giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được nội dung của bài viết.

Câu 7: Viết đoạn văn (khoảng 3 - 4 dòng) để trả lời câu hỏi: Lễ hội Ok Om Bok là gì?

Gợi ý:

Lễ hội Ok Om Bok là một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam bộ. Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm cùng với Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay. Lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt Trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm.

Câu 8: Em nhận ra những thông tin nào của nội dung văn bản trong hình ảnh minh họa ở phần mở đầu?

Trả lời:

Những thông tin của nội dung văn bản trong hình ảnh minh họa ở phần mở đầu: hình ảnh đua ghe - một trong những hoạt động có trong phần lễ hội.

Câu 9: Tìm những câu văn cho thấy nhận xét và quan điểm của người tạo lập văn bản này.

Trả lời:

Những câu văn cho thấy nhận xét và quan điểm của người tạo lập văn bản này:

  • Chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer và nhà chùa coi là linhh thiêng, cũng là tài sản quý cả cả phum sóc, được bảo quản cận thận tại chùa.
  • Ghe ngo có chiều dài khoảng 30 mét, mỗi ghe có thể chở trên dưới 50 tay bơi.
  • Nguyên bản chiếc ghe ngo là loại thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gôc tốt. Ngày nay, ghe ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dàu ghép lại với nhau.
  • Ghe ngo có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa của mình,..

Câu 10: Từ văn bản trên, em suy nghĩ gì về ý nghĩa của các lễ hội trong đời sống tinh thần của người Việt Nam?

Trả lời:

Lễ hội như là một món ăn tinh thần, là “cuộc sống thứ hai” của con người. Đó là hình thức văn hóa dân gian có tính cộng đồng rất cao. Đồng thời, lễ hội là sự cộng hưởng các giá trị về mặt lịch sử, phong tục, văn chương, nghệ thuật, là bảo tàng sống về các giá trị tinh thần, dân chủ, nhân văn đã được kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay