Đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 7: Hạnh phúc của một tang gia

File đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 7: Hạnh phúc của một tang gia Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 7: TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI

ĐỌC: HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA

CHUẨN BỊ

Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

Khi đọc đoạn trích tiểu thuyết, các em cần chú ý:

Câu hỏi 1: Xác định được vị trí, bố cục và nội dung của đoạn trích.

Hướng dẫn chi tiết:

+ Vị trí: Cuối chương XIV, vô tình Xuân Tóc Đỏ làm cụ cố tổ uất lên tưởng chết. Thấy thế, hắn sợ hãi bỏ chạy. Mọi người lại cứ tưởng Xuân là một “thầy thuốc chính hiệu”, vì giận nên đã “quên mất lương tâm nhà nghề”. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” thuộc chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ” (nhan đề của chương đã được lược bớt). 

+ Bố cục, nội dung: 

-Phần 1 (từ đầu … "gây ra cho Tuyết nhiều vậy"): sự vui mừng của cả gia đình Tuyết trước cái chết của cụ cố tổ Hồng.

-Phần 2 (tiếp … "đám cứ đi"): cảnh lố bịch của đám ma kiểu mẫu.

-Phần 3 (còn lại): cảnh những người đi dự đám.

Câu hỏi 2: Phân tích được tình huống truyện, tâm lí nhân vật, đặc sắc ngôn từ và giọng điệu của đoạn trích tiểu thuyết.

Hướng dẫn chi tiết:

  "Hạnh phúc của một tang gia" kể về cụ Cố tổ, một người đã qua đời ở tuổi ngoài 80. Sự ra đi của ông là niềm vui của gia đình, từ vợ chồng ông Văn Minh, ông Phán, cậu Tú Tân cho đến cô Tuyết và đám con cháu, ai cũng hạnh phúc vì cái chết của ông. Từ lúc ông mất, con cháu được tỏ ra tự hào với hàng xóm. Đám tang diễn ra theo nghi thức hiện đại của xã hội thượng lưu. Thế hệ con cháu mặc những bộ trang phục pha trộn phong cách Âu Á, thể hiện sự thừa nhận và hòa trộn văn hóa. Trong buổi tang, mọi người đều giả vờ buồn rầu nhưng lại nói về đủ chuyện trên đời. Trên nền hạ huyệt, cậu Tú Tân chỉ dẫn mọi người về cách chụp hình. Đám tang của ông Cố tổ trở thành một cuộc diễu hành kỳ lạ, với mọi trò hề của tầng lớp thượng lưu.

  Đặc điểm ngôn từ và phong cách:

Tác giả sử dụng miêu tả để so sánh giữa hình thức bề ngoài và bản chất thực sự của các tình huống và nhân vật.

Ngôn từ châm biếm, chế nhạo, đả kích để mỉa mai các tình huống và nhân vật.

Sử dụng thủ thuật cường điệu và nghịch ngợm trong biểu đạt

Câu hỏi 3: Hiểu được ý nghĩa của nhan đề, xác định được mối liên hệ giữa nhan đề với chủ đề, tư tưởng, cảm hứng của tác phẩm.

Hướng dẫn chi tiết:

- Cách đặt tên nhan đề rất lạ, gây cảm giác tò mò, chú ý cho người đọc 

- Thể hiện một mâu thuẫn trào phúng, một nghịch lý nực cười: trong tang gia mà lại có hạnh phúc.

-> Thông qua ngòi bút trào phúng và cách xây dựng nhan đề, tình huống truyện, Vũ Trọng Phụng đã làm bật lên cái lố lăng của xã hội lúc bấy giờ.

Câu hỏi 4: Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vũ Trọng Phụng.

Hướng dẫn chi tiết:

- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo. 

- Quê quán: Làng Hảo (Bần Yên Nhân), huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên. 

- Vũ Trọng Phụng bắt đầu có truyện đăng báo từ năm 1930. Ngoài tên thật, ông còn có bút danh là Thiên Hư.

- Một số tác phẩm: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (1936), Lấy nhau vì tình (1937),…

- Sáng tác của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời. 

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Chú ý giọng điệu của người kể chuyện.

Hướng dẫn chi tiết:

- Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng còn hiện ra ở giọng điệu trong cách kể chuyện.

- Nhà văn sử dụng giọng kể dửng dưng, giễu cợt, thậm chí bằng những lời ác khẩu. Luôn luôn có sự khập khiễng giữa sự vật được nói tới giọng điệu câu văn.

Câu hỏi 2: Ý nghĩ của mọi người trong tang gia như thế nào?

Hướng dẫn chi tiết:

  Ông Phán, mặc dù bị vợ phát hiện cắm sừng, nhưng lại cảm thấy hạnh phúc vì được thêm vào số tiền đền bù, dù chỉ là vài nghìn đồng.

  Con trai của cụ, cụ Cố Hồng, mơ màng tưởng tượng về lúc cụ mặc áo gai, lụ khụ và chống gậy, để cho mọi người thấy sự đau khổ của mình.

  Ông Văn Minh rất hứng thú với một chúc thư sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới, không chỉ là lý thuyết mà còn là thực tế.

  Cậu Tú Tân rất phấn khích vì có cơ hội chụp ảnh, trong khi đó, bà Văn Minh lo lắng để lựa chọn những trang phục tang lễ thời thượng từ cửa hàng may Âu.

  Cô Tuyết lại rất hạnh phúc khi có thể khoe vẻ gợi cảm qua chiếc áo tang mỏng manh, thể hiện rằng cô vẫn giữ được "chữ trinh".

Câu hỏi 3: Mọi người trong tang gia đã “bối rối” ra sao?

Hướng dẫn chi tiết:

- Người chết được khâm liệm mà chưa thấy cụ Hồng ra lệnh phát phục mặc dầu mọi công việc cử hành tang lễ đã quyết định xong xuôi. 

- Phái trẻ la ó lên rằng phái già chậm chạp. 

- Cậu tú Tân thì cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến. 

- Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen - dernières créations! 

- Ông Typn rất bực mình vì mãi không được thấy những sự chế tạo của mình ra mắt công chúng để xem cái báo chí phê bình ra sao. 

- Kỳ thuỷ sở dĩ chưa phát phục chỉ vì chuyện Tuyết, hay việc Xuân Tóc Ðỏ đã gây ra cho Tuyết vậy. 

Câu hỏi 4: Chú ý ý nghĩ, tâm trạng và hành động của nhân vật Tuyết.

Hướng dẫn chi tiết:

- Ý nghĩ của Tuyết: “Tại sao Xuân lại không đến phúng viếng gì cả? Tại sao Xuân lại không đi đưa? Hay là Xuân khinh mình?” 

- Tâm trạng của Tuyết: đau khổ, muốn tự tử, cảm thấy như bị kim châm vào lòng. 

- Hành động: Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ – cáo áo dài voan mỏng, trong có coóc – sê, Tuyết mời quan khách trầu cau và thuốc lá. 

Câu hỏi 5: Chú ý cử chỉ, hành động, lời nói của các nhân vật khi đi đưa tang.

Hướng dẫn chi tiết:

- “Họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.”

- Người đi đưa thì thào với nhau: “Con bé nhà ai mà kháu thế? – Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa! ….”

Câu hỏi 6: Chú ý cảnh làm lễ hạ huyệt.

Hướng dẫn chi tiết:

- Cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng đã bắt bẻ từng người một để cậu chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt. 

- Xuân Tóc Đỏ đứng cạnh ông Phán mọc sừng. Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to “Hử!... Hử!... Hử!...”

- Ông Phán khóc mãi không thôi, cứ oặt người đi. 

- Ông Phán dúi vào tay Xuân một cái giấy bạc năm đồng gấp tư

- Xuân đi tìm sư cụ Tăng Phú Lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu.

 

Câu hỏi 7: Hình dung bối cảnh và hành vi của nhân vật ông Phán.

Hướng dẫn chi tiết:

     Ông ta háo hức, mong muốn gặp ngay Xuân để trả nốt 5 đồng tiền mua chuộc, với hy vọng giữ chữ tín, dù cho hắn có chỉ trỏ vào mũi ông ta và nói rằng "Thưa ngài, ông là một người chồng mọc sừng". Nhưng làm thế nào để gặp và gửi tiền cho Xuân một cách không bị phát hiện? Ông Phán đã phải tự mình tham gia vào một vở kịch, một vở kịch đầy đau khổ, mà một người cháu rể đáng quý giá phải khóc lóc trước di thể của ông cụ cố bất hạnh. Ban đầu, sau khi ông cụ Hồng đã khóc đến mức "kiệt sức" và ngất đi, ông Phán tiếp tục phát huy màn trò khóc vật vã ấy với tiếng khóc "Hứt...hứt...hứt" kỳ lạ. Ông Phán phải cố gắng khóc sao cho giống thật, "khóc nhiều quá, muốn lặng đi" để có lý do dựa vào Xuân, để Xuân đỡ cho ông không ngã, "cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi", sau đó, trong cơn buồn phiền và rối bời, ông ta đưa ngay 5 đồng bạc gấp tư vào tay Xuân, mà không một ai biết rằng dưới cái sự quan tâm, ân cần giúp đỡ như thật kia là một cuộc giao dịch, một cuộc giữ chữ tín hài hước..

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Hãy cho biết mối liên hệ giữa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia và tình huống truyện.

Hướng dẫn chi tiết:

- Nhan đề này phù hợp với đoạn trích:

Từ tiêu đề và bối cảnh trong truyện, ta nhận thấy một mâu thuẫn đầy hài hước. Trong một buổi tang lễ, thường được liên kết với sự mất mát và đau thương, nhưng trong đoạn trích này, cảm giác đau thương đã được thay thế bằng niềm hạnh phúc, như thể điều này là điều mà họ mong đợi, khao khát từ lâu và giờ đây đã trở thành hiện thực. Bằng cách này, tác giả đã tiết lộ những hành động phi đạo đức và lố lăng, cùng với việc phá vỡ các truyền thống của những kẻ sống dưới sự áp bức của bọn thực dân xâm lược. Điều này tạo nên một bức tranh tổng thể về xã hội đương thời, một xã hội đang chìm trong sự mục rữa và thối nát

Câu hỏi 2: Xác định mối quan hệ giữa các nhân vật trong gia đình có tang và địa vị của những nhân vật dự đám tang.

Hướng dẫn chi tiết:

- Mối quan hệ giữa các nhân vật trong gia đình: 

+Cụ cố Tổ sinh ra cụ cố Hồng và bà Phó Đoan. 

+Cụ cố Hồng có 4 người con là ông Văn Minh, cậu Tú Tân, Cô Hoàng Hôn có chồng là ông Phán mọc sừng và cô Tuyết

+Bà Phó Đoan có 1 người con là cậu Phúc. 

+Xuân Tóc Đỏ là bạn trai của cô Tuyết và là nhân tình của bà Phó Đoan. 

-Địa vị của những nhân vật dự đám tang: 

+ Min Đơ và Min Toa: là cảnh sát

+ Bạn bè cụ cố Hồng: Những kẻ vừa háo danh, vừa háo sắc 

+ Sư cụ Tăng Phú.

Câu hỏi 3: Phân tích tâm trạng và hành động của những người trong tang gia. Theo em, tác giả đã phản ánh những khía cạnh nào trong tình cảm gia đình và đạo đức xã hội thời ấy?

Hướng dẫn chi tiết:

  • Con cháu trong gia đình rất vui mừng vì cái chết này mang lại sự sung sướng cho họ.
  • Cụ cố Hồng, người lớn tuổi nhất trong gia đình và là con trưởng, dường như không quan tâm đến việc tang lễ, mơ màng tưởng tượng về cảnh ông cố mặc trang phục tang, gây sự chú ý và phê phán từ mọi người.
  • Ông Văn Minh, mặc dù bên ngoài tỏ ra bối rối, nhưng thực sự rất vui sướng vì sự phân chia tài sản và ngay lập tức thực hiện di chúc của người cố.
  • Bà Văn Minh mong muốn mặc trang phục tang mới và đẹp, thể hiện sự quan tâm đến vẻ bề ngoài, thậm chí trong lúc tang lễ cô vẫn suy nghĩ về việc lăng-xê cho các kiểu quần áo mới từ tiệm may Âu hóa.
  • Ông Phán rất vui sướng vì sự kiện này, vì lý do nào đó.
  • Cô Tuyết muốn trưng diện vẻ đẹp của mình trong bộ trang phục tang, thậm chí đặc biệt để thu hút sự chú ý của mọi người.
  • Cậu Tú Tân háo hức sử dụng máy ảnh để chụp ảnh kỷ niệm, thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong việc chụp hình cho buổi tang.

-> Đó là một bức tranh biếm họa đặc sắc dù chỉ một chi tiết nhỏ nhưng cho ta thấy sự nhố nhăng của xã hội đương thời, những thói hư tật xấu được tập trung hết trong cảnh tang gia.

 

Câu hỏi 4: Cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt được quan sát và miêu tả như thế nào? Chỉ rõ những biểu hiện của phong cách hiện thực được thể hiện qua cách quan sát, miêu tả đó.

Hướng dẫn chi tiết:

- Cảnh cất đám: Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ. Riêng Tuyết thì buồn bã vì không thấy Xuân đến phúng viếng. Ngoài những người trong gia đình, cảnh cất đám có sự xuất hiện của cảnh sát Min Đơ và Min Toa “sung sướng cực điểm” vì có việc làm, bạn bè cụ cố Hồng có dịp khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương một cách lố bịch, kệch cỡm, đám trai thanh gái lịch: có dịp hẹn hò tình tứ, “chim chuột nhau”  sự giả tạo, thiếu văn hóa, sư cụ Tăng Phú thì “sung sướng vênh váo”

- Cảnh đưa đám:Bề ngoài đám tang được tổ chức long trọng nhưng chẳng khác nào đám rước nhố nhăng, hổ lốn: có đủ kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn Tây, kèn Ta, kèn Tàu, vòng hoa, câu đối….; người đưa tang rất đông nhưng chẳng ai thương xót cho người quá cố.  

- Cảnh hạ huyệt: Cậu Tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa, cụ cố Hồng cũng ho, khóc, mếu, khạc... Ông Phán thì oặt người, khóc ngất đi “Hứt, hứt, hứt” nhưng không quên diễn việc làm ăn bí mật với Xuân: dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp làm tư.

-> Từ đó ta thấy được ngòi bút trào phúng bậc thầy của tác giả, tình huống truyện được xây dựng độc đáo, phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,…Nghệ thuật miêu tả nhân vật biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết.

 

Câu hỏi 5: Hãy phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích.

Hướng dẫn chi tiết:

- Nghệ thuật trào phúng được thể hiện ở nhan đề. Theo lẽ thường, tang gia phải gắn với đau khổ nhưng trong trường hợp này, tang gia lại mang đến hạnh phúc.

- Nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong chân dung các nhân vật: 

+Ông Phán mọc sừng lúc này lại cảm thấy hạnh phúc vì được thêm số tiền, đó chính là vài nghìn đồng bù khoản bị vợ cắm sừng. 

+Con trai của cụ - cụ Cố Hồng cũng nhắm mắt mơ màng đến  cái lúc cụ mặc áo gai, lụ khụ chống gậy, để cho thiên hạ thấy được sự đau khổ. 

+ Ông Văn Minh lại rất thích thú với cái chúc thư kia sẽ vào  thời kì thực hành chứ không phải là lý thuyết viển vông nữa.

+ Cậu tú Tân lại sướng điên người lên, vì chỉ có lúc này mới có thể trổ tài chụp ảnh, trong khi đó thì bà Văn Minh nôn nao chờ lăng xê những kiểu đồ tang tân thời của hiệu may Âu hóa. 

+Cô Tuyết lại thêm vui mừng khi lại có dịp khoe với thiên hạ cái cơ thể gợi cảm qua làn áo tang mỏng manh kia như thể nói rằng ' chưa đến nỗi đánh mất chữ trinh".

- Nghệ thuật trào phúng qua các chi tiết nghệ thuật đắt giá trong đám tang. Với cảnh chuẩn bị đám tang của cụ cố là ngày hội của gia đình và làng xóm. Điệp khúc “Đám cứ đi” thể hiện sự quyến luyến giả dối, cốt yếu chần chừ, chậm chạp để khoe mẽ sự giàu có và hoành tráng của đám tang.

Câu hỏi 6: Qua văn bản này, Vũ Trọng Phụng nêu lên thông điệp gì? Theo em, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội ngày nay?

Hướng dẫn chi tiết:

- Trong đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia", tác giả Vũ Trọng Phụng đã làm nổi bật hiện thực xã hội của thời đại đó, nơi sự trớ trêu và đau lòng của một phần trong xã hội được thể hiện qua những tình huống hài hước. Những tràng cười pha lẫn nước mắt do sự suy thoái về đạo đức, sự mất cân bằng giữa văn hóa phương Tây và văn hóa Việt, đã tạo ra một bức tranh hỗn loạn và bi thảm. Từ đó, tác giả đã lên án mạnh mẽ và phê phán sự lố bịch của một phần xã hội trong thời đại đó.

Thông điệp mà tác giả truyền đạt nhấn mạnh tới việc sống có lòng nhân ái, biết quan tâm đến gia đình và yêu thương những người thân trong mình, bởi gia đình được xem là nền tảng của xã hội

Câu hỏi 7: Em thích nhất chi tiết nghệ thuật nào trong văn bản Hạnh phúc của một tang gia? Vì sao?

Hướng dẫn chi tiết:

 - Đặc sắc nhất trong văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” đó là nghệ thuật trào phúng bởi thông qua đó tác giả đã vạch trần bộ mặt xã hội giả dối, bất nhân.

-  Tiếng cười bật lên vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo, qua đó thể hiện thái độ coi thường, khinh bỉ cái xã hội âu hóa lố lăng, tầng lớp thị dân lố bịch đương thời.

- Hơn nữa, nghệ thuật trào phúng đã làm cho các tình huống trong truyện trở nên đặc sắc và thu hút hơn, mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 7: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay