Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
Đề số 04
Câu 1: Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được sáng tác trong bối cảnh nào?
A. Chiến tranh chống Pháp xâm lược ở miền Bắc
B. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kỳ
C. Chiến tranh chống Mỹ
D. Thời kỳ đất nước hòa bình
Câu 2: Ý nghĩa của những câu văn nói về vũ khí của người nghĩa sĩ là gì?
A. Họ là những người có vũ khí hiện đại.
B. Họ là những người được trang bị đầy đủ.
C. Họ là những người dùng những vũ khí thô sơ để chống giặc.
D. Họ là những người được quân triều đình hỗ trợ.
Câu 3: Bài thơ "Việt Bắc" được sáng tác vào thời gian nào?
A. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp.
B. Sau khi kháng chiến chống Pháp thành công.
C. Trong thời gian chống Mỹ.
D. Sau khi đất nước thống nhất.
Câu 4: Tác phẩm "Lưu biệt khi xuất dương" được viết bằng thể thơ nào?
A. Thơ thất ngôn bát cú
B. Thơ song thất lục bát
C. Thơ ngũ ngôn
D. Thơ lục bát
Câu 5: Hành vi nào sau đây là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu?
A. Trích dẫn tài liệu kèm theo nguồn rõ ràng
B. Tự ý sao chép tài liệu mà không dẫn nguồn
C. Thảo luận nhóm về nội dung nghiên cứu
D. Tham khảo ý kiến chuyên gia
Câu 6: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đấy, lên xe hơi.
A. Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn
B. Nó giơ quả đấm chào loài người
C. Nhẩy xuống đấy
D. Lên xe hơi.
Câu 7: Trong văn bản “Lưu biệt khi xuất dương” hình ảnh kì vĩ của bậc nam tử trong 4 câu thơ đầu được vẽ trên một tấm phông rất kì vĩ, tương xứng, đó là tấm phông nào?
A. Không gian và con người kì vĩ.
B. Thời gian và thiên nhiên kì vĩ.
C. Không gian và thời gian kì vĩ.
D. Thiên nhiên và không gian kì vĩ.
Câu 8: Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến khi nào?
A. Đang ở đơn vị Tây Tiến.
B. Khi đã rời khỏi quân đội.
C. Khi đang ở bệnh viện quân y vì bệnh sốt rét tái phát.
D. Khi đã chuyển sang công tác ở đơn vị khác.
Câu 9: Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?
A. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu).
B. Văn tế Phan Chu Trinh ( Phan Bội Châu).
C. Văn tế sống vợ (Trần Tú Xương).
D. Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái).
Câu 10: Bài thơ Việt Bắc sử dụng lối đối đáp giao duyên của:
A. Đồng dao.
B. Câu đối.
C. Vè.
D. Ca dao dân ca.
Câu 11: Việc chia sẻ tài liệu học tập có bản quyền trên mạng xã hội là:
A. Hợp pháp nếu không kiếm lợi nhuận.
B. Vi phạm quyền tác giả.
C. Được phép nếu chỉ chia sẻ trong nhóm nhỏ.
D. Chấp nhận được nếu vì mục đích giáo dục.
Câu 12: Theo tác giả bài viết, đặc điểm nào của Tố Hữu được kết hợp với khả năng quan sát tinh tế trong bài thơ?
A. Sự hài hước trong hồn thơ và giọng thơ.
B. Sự châm biếm trong hồn thơ và giọng thơ.
C. Cái nghĩa đậm đà, cái tình đằm thắm trong hồng thơ và giọng thơ.
D. Sự lạnh lùng, khách quan trong hồn thơ và giọng thơ.
Câu 13: Ai đã nói "Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện, người cao thượng biết rằng mình có những lúc đê tiện"?
A. Stendhal.
B. Bielinxky.
C. Seneca.
D. Maiakovsky.
Câu 14: Trong quá trình toàn cầu hóa, điều gì không được đề cập như một cơ hội tốt về mặt văn hóa?
A. Tăng tính hiện đại của văn hóa.
B. Mở rộng giá trị nhân văn - dân chủ - quốc tế.
C. Tiếp thu tính công nghiệp, khoa học, kỷ cương.
D. Bảo tồn nguyên vẹn các giá trị truyền thống.
Câu 15: Sự kiện nào được coi là điểm sáng đáng lưu ý trong giao lưu văn hóa ở Việt Nam thế kỷ XX?
A. Sự gặp gỡ giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội.
B. Sự phát triển của công nghiệp văn hóa.
C. Sự du nhập của văn hóa phương Tây.
D. Sự phục hưng của văn hóa truyền thống.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................