Đáp án Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (P2)

File đáp án Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (P2) . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 25 - SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT

IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

Câu 7: Hãy trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.

Trả lời:

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật:

  • Các chất dinh dưỡng:
  • Gồm các chất hữu cơ như carbohydrate, protein,...; các nguyên tố đa lượng (C, H, O, N, P,...) và vi lượng (Zn, Mn, Mo,...) và các nhân tố sinh trưởng như vitamin, amino acid,...
  • Các chất này ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của vi sinh vật.
  • Chất sát khuẩn:
  • Ví dụ: ethanol, phenol, các chất oxi hóa mạnh,...
  • Là các chất có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế không chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh thông qua làm biến tính hoặc bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng,...
  • Chất kháng sinh: Tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi sinh vật bằng cách ức chế tổng hợp protein, thành tế bào,...
  • pH: Ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào,....
  • Nhiệt độ:
  • Ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
  • Dựa vào phạm vi nhiệt độ có thể chia thành bốn nhóm: ưa lạnh, ưa ẩm. ưa nhiệt, ưa siêu nhiệt.
  • Độ ẩm:
  • Ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
  • Các loài sinh vật khác nhau đòi hỏi độ ẩm khác nhau như vi khuẩn (độ ẩm cao); nấm mốc, nấm men (độ ẩm thấp).
  • Áp suất thẩm thấu: Ảnh hướng đến sự hấp thụ các chất hóa học, đặc biệt là các chất dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động của vi sinh vật.
  • Ánh sáng: Ảnh hưởng đến quá trình hấp thu năng lượng ánh sáng của các sinh vật quang tự dưỡng và quang dị dưỡng, sự hình thành bào tử, chuyển động hướng sáng,... Những tia sáng có bước sóng ngắn có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gây đột biến, làm biến tính protein,...

 

Luyện tập: 

  • Hãy kể tên các chất sát khuẩn thường được dùng trong gia đình và trường học. Xà phòng có phải chất sát khuẩn không?
  • Tìm các ví dụ về việc sử dụng các yếu tố vật lí để tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật trong bảo quản thức ăn.

Trả lời:

  • Các chất sát khuẩn thường được dùng trong gia đình và trường học:
  • Cồn iod, ethanol, formaldehyde 2%, thuốc kháng sinh, oxy già, thuốc tím…
  • Xà phòng không phải chất diệt khuẩn, chúng chỉ có tác dụng rửa trôi vi sinh vật.
  • Ví dụ về việc sử dụng các yếu tố vật lí để tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật trong bảo quản thức ăn:
  • Tăng nhiệt độ: Đun sôi, sấy khô,…
  • Hạ thấp nhiệt độ: Bảo quản tủ lạnh,…
  • Tạo pH thấp: Muối dưa cà, làm sữa chua,…
  • Phơi nắng: Phơi cá khô,…
  • Tạo áp suất thẩm thấu cao: ngâm hoa quả, ủ muối,…

V. Ý NGHĨA CỦA KHÁNG SINH VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG KHÁNG SINH

Câu 8: Hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.

Trả lời:

Kháng sinh có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc ngay cả ở nồng độ thấp (penicillin, cephalosporin, aminosid, tetracycline, aminoglycoside,.).

→ Ứng dụng trong điều trị các bệnh do vi sinh vật gây ra cho cơ thể người và vật nuôi, góp phần nâng cao sức khoẻ, giảm tỉ lệ tử vong cho con người và phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản,...

 

Luyện tập: Ý kiến của em như thế nào về tình trạng người dân tự ý đi mua thuốc kháng dinh về điều trị bệnh cho người và gia súc?

Trả lời:

Người dân tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị bệnh cho người và gia súc là sai. Vì khi không có chỉ dẫn về thuốc, người dân có thể sử dụng sai thuốc, sai nồng độ dẫn đến kháng sinh không có hiệu quả và có thể gây ra sự nhờn kháng sinh, khiến con người và gia súc không những không trị được bệnh mà còn có thể gây ra các bệnh khác.

 

Vận dụng: Hãy đề xuất các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí?

Trả lời:

  • Các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý:
  • Tìm hiểu về bệnh do con người hoặc động vật mắc phải, thể trạng người bệnh để sử dụng hợp lý kháng sinh.
  • Tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để sử dụng đúng thuốc và đúng liều lượng, đúng và đủ thời gian.
  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
  • Phải dùng kháng sinh đủ thời gian quy định,
  • Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết.

 

BÀI TẬP

Bài 1: Nêu một số ứng dụng của phương pháp nuôi cấy không liên tục và liên tục trong đời sống hằng ngày.

Trả lời:

  • Nuôi cấy liên tục: nuôi con giấm; sản xuất sinh khối để thu nhận protein đơn bào; sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học như kháng sinh, các chế phẩm sinh
  • Nuôi cấy không liên tục: muối dưa cải, làm chao, làm sữa chua, lên men rượu,…

 

Bài 2: Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp diệt khuẩn tại địa phương.

Trả lời:

Em có thể khảo sát  thực trạng sử dụng các phương pháp diệt khuẩn tại địa phương dựa theo các thông tin sau:

  • Tần suất người dân sử dụng kháng sinh.
  • Các bệnh người dân cho rằng cần sử dụng kháng sinh.
  • Các loại kháng sinh cần dùng.
  • Hiệu quả của kháng sinh trong các lần sử dụng,
  • ....

 

Bài tập: Bạn A bị cảm cúm, mẹ bạn đã lấy thuốc của anh trai cho A uống. Bạn A nhất quyết không uống và yêu cầu đi khám bác sĩ để lấy thuốc. Theo em, bạn A làm đúng hay sai?

Trả lời:

Bạn A làm đúng. Vì nếu bạn A sử dụng thuốc kháng sinh đang còn của anh trai có thể dẫn đến sự nhờn thuốc do không đúng thuốc, sai liều lượng,...; gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn A sau này.

=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay