Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2 

ĐỀ SỐ 03:

Câu 1: Thành phần nào dưới đây là bộ phận cấu tạo của virus?
A. Lõi nucleic acid và capsomer
B. Lõi nucleic acid và màng sinh chất
C. Lõi nucleic acid và vỏ protein
D. Lõi protein và màng lipid

Câu 2: Quá trình xâm nhập của virus vào tế bào vật chủ có thể xảy ra nhờ cơ chế nào?
A. Dung hợp màng
B. Tiết enzyme lysozyme
C. Thực bào
D. Cả A, B, và C đều đúng

Câu 3: Virus được sử dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học như thế nào? A. Chỉ được sử dụng để tạo ra thuốc kháng sinh.
B. Được dùng để sản xuất insulin, interferon và vaccine.
C. Không có ứng dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học.
D. Virus chỉ được sử dụng trong nghiên cứu.

Câu 4: Chế phẩm insulin được ứng dụng trong điều trị bệnh nào? 

A. Bệnh ung thư.
B. Bệnh tiểu đường.
C. Bệnh cảm lạnh.
D. Bệnh viêm gan.

Câu 5: Lên men rượu được thực hiện bởi nhóm vi sinh vật nào? 

A. Vi khuẩn lên men lactic
B. Vi khuẩn lên men rượu
C. Nấm men
D. Tảo

Câu 6: Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây?

A. Liên kết peptide.

B. Liên kết hóa trị.

C. Liên kết hydrogen.

D. Liên kết glycoside.

Câu 7: Cho các thành tựu sau đây:

(1) Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm

(2) Sản xuất mì chính

(3) Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào)

(4) Sản xuất chất thay huyết tương dùng trong y học

Trong các thành tựu trên, số thành tựu là ứng dụng của quá trình tổng hợp protein ở vi sinh vật là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8: Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết các phân tử nào sau đây?

A. Các phân tử glucose.

B. Các phân tử amino acid.

C. Glucose và acid béo.

D. Glycerol và acid béo.

Câu 9: Trình tự sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?

A. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.

B. Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha suy vong.

C. Pha suy vong → Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng.

D. Pha suy vong → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng.

Câu 10: Trong nuôi cấy không liên tục, pha có tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa là

A. pha tiềm phát.

B. pha lũy thừa.

C. pha suy vong.

D. pha cân bằng.

Câu 11: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm nào sau đây?

A. Đầu pha lũy thừa.

B. Cuối pha lũy thừa.

C. Đầu pha tiềm phát.

D. Cuối pha cân bằng.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phân bón vi sinh?

A. Phân bón vi sinh được tạo thành bằng cách phối trộn chế phẩm vi sinh vật với chất mang hoặc các chất hữu cơ.

B. Phân bón vi sinh luôn chỉ chứa một chủng vi sinh vật có khả năng cố định đạm hoặc phân giải các chất hữu cơ, vô cơ khó hấp thụ.

C. Một số loại phân bón vi sinh phổ biến hiện nay là phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh phân giải cellulose,…

D. Phân bón vi sinh có nhiều ưu điểm nổi bật như đảm bảo an toàn cho đất, cây trồng, con người và môi trường.

Câu 13: Đâu không phải là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học?

A. Cho hiệu quả diệt trừ sâu hại nhanh chóng.

B. An toàn với sức khỏe con người và môi trường.

C. Bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên.

D. Sản xuất khá đơn giản và có chi phí thấp.

Câu 14: Cho các thành tựu sau đây:

(1) Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính.

(2) Sử dụng nấm mốc Aspergillus niger để sản xuất enzyme amylase, protease bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

(3) Sử dụng nấm Penicillium chrysogenum để sản xuất kháng sinh penicillin.

(4) Sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis để sản xuất phomat.

Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ vi sinh trong công nghiệp thực phẩm là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 15:  Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

A. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.

B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.

C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.

D. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Khi con bị bệnh, một số người thường tự mua thuốc kháng sinh để điều trị, thậm chí có người còn mua 2-3 loại kháng sinh để con uống cho nhanh khỏi. Về lâu dài, việc này dẫn đến hậu quả, mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai:

a) Gây bệnh tim mạch. 

b) Gây bệnh tiểu đường.

c) Gây ra hiện tượng tiêu chảy.

d) Gây ra hiện tượng nhờn kháng sinh.

Câu 2: Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về hai nhóm phương pháp sinh học trong xử lí nước thải:

a) Xử lí sinh học hiếu khí bằng quá trình tiêu hủy hiếu khí, lọc nhỏ giọt, đĩa quay sinh học.

b) Xử lí sinh học yếm khí bằng bể xử lí sinh học dòng chảy ngược.

c) Xử lí sinh học hiếm khí bằng lọc trên giá mang hữu cơ.

d) Xử lí sinh học yếm khí bằng hồ yếm khí, bể USAB.

Câu 3:............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay