Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Virus trần khác virus có vỏ ngoài ở điểm nào?
A. Virus trần không có vỏ protein.
B. Virus trần có lớp vỏ ngoài cấu tạo từ phospholipid và protein.
C. Virus trần không có vỏ ngoài, còn virus có vỏ ngoài có lớp vỏ ngoài chứa glycoprotein.
D. Virus trần có thể xâm nhập vào tế bào dễ dàng hơn.
Câu 2: Virus nhân lên trong tế bào chủ qua bao nhiêu giai đoạn?
A. 3 giai đoạn.
B. 4 giai đoạn.
C. 5 giai đoạn.
D. 6 giai đoạn.
Câu 3: Chu trình tiềm tan của virus có đặc điểm gì?
A. Virus gây chết tế bào ngay lập tức và tạo ra virus mới.
B. Virus không phá hủy tế bào vật chủ và không tạo ra virus mới.
C. Virus nhân lên rất nhanh và làm vỡ tế bào vật chủ ngay.
D. Virus sinh sản không liên quan đến hệ gene của tế bào chủ.
Câu 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của virus?
A. Lượng virus, tốc độ nhân lên và khả năng xâm nhập.
B. Khả năng di chuyển của virus trong không khí.
C. Chỉ có tốc độ nhân lên của virus.
D. Yếu tố môi trường như nhiệt độ và độ ẩm.
Câu 5: Sinh trưởng ở vi sinh vật được hiểu là gì?
A. Sự gia tăng kích thước của vi sinh vật
B. Sự gia tăng số lượng cá thể trong quần thể vi sinh vật
C. Sự gia tăng khối lượng tế bào của vi sinh vật
D. Sự sinh sản của vi sinh vật
Câu 6: Ở vi khuẩn và tảo, hợp chất mở đầu cần cho việc tổng hợp tinh bột và glycogen là
A. lactose.
B. amino acid.
C. ADP.
D. ADP – glucose.
Câu 7: Gôm là
A. một số loại protein mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
B. một số amino acid mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
C. một số polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
D. một số enzyme mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
Câu 8: Cho một số vai trò sau:
(1) Bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô.
(2) Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền.
(3) Ngăn cản sự tiếp xúc của vi sinh vật với virus.
(4) Là nguồn dự trữ carbon và năng lượng của vi sinh vật.
Trong các vai trò trên, gôm có bao nhiêu vai trò đối với vi sinh vật?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Sinh trưởng ở vi sinh vật là
A. sự gia tăng khối lượng cơ thể vi sinh vật.
B. sự gia tăng kích thước cơ thể vi sinh vật.
C. sự gia tăng về số lượng loài của quần thể vi sinh vật.
D. sự gia tăng về số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.
Câu 10: Sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể vì
A. vi khuẩnhoàn toànkhông có sự thay đổi về kích thước và khối lượng.
B. khó nhận ra sự thay đổi về kích thước và khối lượng của tế bào vi khuẩn.
C. vi khuẩn có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
D. khó nhận ra sự tồn tại, phát triển của tế bào vi khuẩn trong môi trường tự nhiên.
Câu 11: Môi trường nuôi cấy không liên tục là
A. môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới và được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
B. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới nhưng được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
C. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
D. môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
Câu 12: Công nghệ vi sinh vật là
A. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
B. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm xử lí ô nhiễm môi trường.
C. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người và động vật.
D. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các loại đồ ăn, thức uống giàu giá trị dinh dưỡng.
Câu 13: Cho các đặc điểm sau:
(1) Có kích thước hiển vi.
(2) Tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh.
(3) Sinh trưởng và sinh sản nhanh.
(4) Hình thức dinh dưỡng đa dạng.
Trong số các đặc điểm trên, số đặc điểm là cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 14: Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón sinh học là
A. một số vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh giúp tăng sinh khối cho cây trồng.
B. một số vi sinh vật có khả năng tiết chất độc diệt sâu, côn trùng gây hại cho cây trồng.
C. một số vi sinh vật có khả năng tiết hoặc chuyển hóa các chất có lợi cho cây trồng.
D. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzyme giúp tăng tốc độ sinh sản cho cây trồng.
Câu 15: Cho một số đặc điểm sau:
(1) Có khả năng chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh
(2) Có khả năng tổng hợp được một số chất quý
(3) Có khả năng phân giải các chất hữu cơ dư thừa
(4) Có thể gây độc cho một số loài gây hại mùa màng
Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Thành tựu của công nghệ vi sinh trong công nghiệp thực phẩm:
a) Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính.
b) Sử dụng nấm mốc Aspergillus niger để sản xuất enzyme amylase, protease bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.
c) Sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis để sản xuất phomat.
d) Sử dụng nấm Penicillium chrysogenum để sản xuất kháng sinh penicillin.
Câu 2: Đặc điểm của virus trần và virus có vỏ ngoài:
a) Virus trần và virus có vỏ ngoài đều có lõi nucleic acid.
b) Virus trần không có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein còn virus có vỏ ngoài thì có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein.
c) Bề mặt của virus trần có các gai glycoprotein còn bề mặt của virus có vỏ ngoài thì không có các gai glycoprotein.
d) Chỉ có virus trần có vỏ ngoài có vỏ capsid.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................