Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Interferon có tác dụng gì trong cơ thể người?
A. Giảm nồng độ glucose trong máu.
B. Tăng cường khả năng miễn dịch và chống virus.
C. Chữa trị bệnh tiểu đường.
D. Chống lại bệnh ung thư.
Câu 2: Virus được ứng dụng trong nông nghiệp để làm gì?
A. Chỉ sử dụng để làm thuốc diệt cỏ.
B. Chuyển gene vào cây trồng để tạo giống cây trồng kháng bệnh.
C. Dùng virus để làm phân bón.
D. Chế tạo thuốc trừ sâu hóa học.
Câu 3: Virus có thể được sử dụng làm gì trong việc phòng bệnh cho con người?
A. Làm thuốc chống vi khuẩn.
B. Sản xuất vaccine để phòng tránh các bệnh do virus gây ra.
C. Tạo các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng.
D. Làm thuốc chống ung thư.
Câu 4: Virus có thể xâm nhập vào tế bào vật chủ bằng cách nào?
A. Qua cơ chế thực bào hoặc dung hợp màng sinh chất.
B. Qua quá trình hô hấp.
C. Dùng ánh sáng để xâm nhập vào tế bào.
D. Sử dụng năng lượng từ bên ngoài cơ thể vật chủ.
Câu 5: Phân loại virus dựa trên tiêu chí nào?
A. Kích thước virus.
B. Hệ gene và vỏ ngoài.
C. Sự chuyển hóa trong tế bào vật chủ.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 6: Trong quy trình làm sữa chua, việc cho một hộp sữa chua thành phẩm vào hỗn hợp nguyên liệu nhằm mục đích
A. giảm nhiệt độ môi trường lên men.
B. tăng nhiệt độ môi trường lên men.
C. cung cấp giống vi khuẩn lên men.
D. tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với virus?
A. Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm).
B. Có cấu tạo tế bào mặc dù còn rất đơn giản.
C. Có vật chất di truyền là DNA hoặc RNA.
D. Chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau của virus và vi khuẩn?
A. Virus không nhất thiết phải sống kí sinh nội bào bắt buộc còn vi khuẩn phải sống kí sinh nội bào bắt buộc.
B.Virus không có hệ thống sinh năng lượng còn vi khuẩn thì có hệ thống sinh năng lượng.
C. Virus có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên còn vi khuẩn thì không có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên.
D. Virus có thể mẫn cảm với các chất kháng sinh còn vi khuẩn thì không mẫn cảm với các chất kháng sinh.
Câu 9: Tại sao virus không thể nuôi trong môi trường tổng hợp như vi khuẩn?
A. Vì virus có kích thước rất nhỏ.
B. Vì virus có vật chất di truyền là RNA.
C. Vì virus sống kí sinh nội bào bắt buộc.
D. Vì virus không mẫn cảm với chất kháng sinh.
Câu 10: Các sản phẩm được tạo ra bằng con đường sinh học được gọi là
A. chế phẩm sinh học.
B. chất kháng sinh.
C. interferon.
D. sản phẩm tái tổ hợp.
Câu 11: Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một nhóm vi sinh vật cần sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.
B. Phương pháp nuôi cấy.
C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.
D. Phương pháp định danh vi khuẩn.
Câu 12: Cho các lợi ích sau:
(1) Sản xuất được mọi loại chế phẩm sinh học cần thiết.
(2) Tạo ra một lượng lớn chế phẩm trong thời gian ngắn.
(3) Giảm giá thành sản phẩm.
Sử dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học đem những lợi ích là
A. (1), (2).
B. (1), (3).
C. (2), (3).
D. (1), (2), (3).
Câu 13: Dựa vào đặc điểm nào của virus mà người ta có thể sử dụng virus làm vector chuyển gene?
A. Virus có thể được nuôi cấy trong môi trường tổng hợp như vi khuẩn nên có thể dễ dàng nuôi cấy để làm vector chuyển gene.
B. Virus có một số đoạn gen không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene khác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.
C. Virus luôn chứa vật chất di truyền là DNA nên có thể tổng hợp được các sản phẩm cần thiết cho con người.
D. Virus tồn tại trong môi trường tự nhiên với số lượng lớn nên có thể thu nhận để làm vector chuyển gene mà không gây tốn chi phí.
Câu 14: Vi sinh vật nào sau đây có cấu tạo nhân sơ?
A. Vi khuẩn.
B. Vi nấm.
C. Vi tảo.
D. Động vật nguyên sinh.
Câu 15: Nhóm vi sinh vật nhân sơ thuộc giới sinh vật nào sau đây?
A. Giới Khởi sinh.
B. Giới Nguyên sinh.
C. Giới Nấm.
D. Giới Thực vật.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về vi sinh vật?
a) Loài 1 thường sống ở Nam Cực và Bắc Cực.
b) Loài 2 là loài ưu ấm và có thể sống ở vùng nhiệt đới.
c) Loài 3 có thể sống ở vùng có nhiệt độ từ 40oC đến 80oC.
d) Loài 3 và loài 4 có thể cạnh tranh nhau về dinh dưỡng khi sống chung.
Câu 2: Chức năng của lớp vỏ ngoài của virus:
a) Bảo vệ virus khỏi hệ thống miễn dịch của tế bào vật chủ.
b) Giúp virus nhân lên nhanh chóng.
c) Nhận diện tế bào vật chủ để xâm nhập.
d) Giúp virus bám vào tế bào vật chủ.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................