Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2 

ĐỀ SỐ 04:

Câu 1: Công nghệ vi sinh vật trong công nghiệp thực phẩm được ứng dụng để sản xuất:

A. Rượu và bia
B. Thực phẩm chức năng
C. Nước giải khát
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Công nghệ vi sinh vật là một lĩnh vực quan trọng trong công nghệ sinh học và ứng dụng trong:

A. Sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu
B. Sản xuất thuốc kháng sinh và các chế phẩm sinh học
C. Xử lý ô nhiễm môi trường
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Virus có kích thước khoảng bao nhiêu?
A. 10 – 20 nm
B. 20 – 300 nm
C. 100 – 500 nm
D. 500 – 1000 nm

Câu 4: Virus có cấu tạo gì?
A. Cấu tạo tế bào hoàn chỉnh
B. Lõi nucleic acid và vỏ protein
C. Chỉ có vỏ protein
D. Chỉ có lõi nucleic acid

Câu 5: Virus có thể nhân lên ở đâu?
A. Trong môi trường ngoài cơ thể
B. Trong tế bào vật chủ
C. Trong không khí
D. Trong môi trường tự nhiên

Câu 6: Thành phần cơ bản của virus là

A. vỏ capsit và lõi nucleic acid.

B. vỏ capsit và vỏ ngoài.

C. vỏ ngoài và lõi nucleic acid.

D. lõi nucleic acidvàgai glycoprotein.

Câu 7: Quan sát hình ảnh mô tả cấu tạo của virut dưới đây. Thành phần cấu tạo gồm các số 1, 2, 3, 4 theo thứ tự lần lượt là

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

A. vỏ capsid, vỏ ngoài, lõi nucleic acid, gai glycoprotein.

B. vỏ ngoài, vỏ capsid, lõi nucleic acid, gai glycoprotein.

C. vỏ capsid, gai glycoprotein, lõi nucleic acid, vỏ ngoài.

D. gai glycoprotein, vỏ capsid, lõi nucleic acid, vỏ ngoài.

Câu 8: Các đơn vị cấu tạo nên vỏ capsid của virus là

A. capsomer.

B. glycoprotein.

C. glycerol.

D. nucleotide.

Câu 9: Cho các bước sau:

(1) Nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.

(2) Tạo vector virus tái tổ hợp.

(3) Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn.

Trình tự các bước sử dụng virus làm vector và sản xuất các chế phẩm sinh học là

A. (1) → (2) → (3).

B. (1) → (3) → (2).

C. (2) → (3) → (1).

D. (2) → (1) → (3).

Câu 10: Bước nào sau đây không có trong quy trình sử dụng virus làm vector sản xuất các chế phẩm sinh học?

A. Tạo vector virus tái tổ hợp.

B. Nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.

C. Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn.

D. Nuôi virus để thu sinh khối.

Câu 11: Cho các thành tựu sau:

(1) Sản xuất vaccine để phòng các bệnh do virus gây ra.

(2) Sản xuất kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.

(3) Sản xuất hormone insulin để điều trị bệnh tiểu đường.

(4) Sản xuất interferon để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Trong các thành tựu trên, số các thành tựu là ứng dụng của virus trong y học là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 12: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức truyền dọc ở thực vật?

A. Truyền qua phấn hoa.

B. Truyền qua hạt giống.

C. Truyền qua vết thương.

D. Truyền qua nhân giống vô tính.

Câu 13: Virus thực vật không thể sử dụng các phương thức truyền ngang như virus động vật vì

A. tế bào thực vật có thành cellulose.

B. tế bào thực vật có không bào trung tâm.

C. tế bào thực vật có lục lạp.

D. tế bào thực vật có kích thước lớn.

Câu 14: Tại sao đeo khẩu trang là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng chống đại dịch Covid – 19?

A. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng tiêu diệt virus SARS – CoV – 2.

B. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự phát tán và lây nhiễm của các giọt bắn chứa virus SARS – CoV – 2 qua không khí.

C. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự nhân lên và gây hại của virus SARS – CoV – 2 trong cơ thể đã nhiễm bệnh.

D. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng làm biến chủng virus SARS – CoV – 2 từ dạng có hại thành dạng vô hại.

Câu 15: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là

A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.

B. tự dưỡng và dị dưỡng.

C. quang dưỡng và hóa dưỡng.

D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Khi nói về thuốc trừ sâu sinh học. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Thuốc trừ sâu sinh học ảnh hưởng tốt đến môi trường hơn sao với thuốc trừ sâu hóa học.

b) Thuốc trừ sâu sinh học là một ứng dụng của vi sinh vật trong y học.

c) Thuốc trừ sâu sinh học là chế phẩm dùng để diệt trừ vi sinh vật.

d) Thuốc trừ sâu sinh học được sản xuất từ vi sinh vật.

Câu 2: Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai khi nói về mục đích của việc ủ chua thức ăn cho vật nuôi.

a) Tăng hàm lượng protein, lipid cho thức ăn.

b) Phân hủy cellulose trong thức ăn thành đường.

c) Lên men lactic để thức ăn được bảo quản lâu hơn.

d) Tăng hệ vi sinh vật kháng khuẩn cho vật nuôi.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay