Đáp án Sinh học 10 kết nối tri thức Bài 24: Khái quát về virus

File đáp án Sinh học kết nối tri thức Bài 24: Khái quát về virus. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 24 - KHÁI QUÁT VỀ VIRUS

MỞ ĐẦU

Câu 1: Một dạng vật chất không có cấu tạo tế bào, vô cùng nhỏ bé làm khuynh đảo thế giới có tên là virus. Virus là gì và có cấu tạo như thế nào mà khiến cho con người đã, đang và sẽ liên tục phải đối phó với những dịch bệnh do chúng gây ra?

Trả lời:

  • Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.
  • Virus được cấu tạo từ hai thành phần chính: lõi là nucleic acid và vỏ là protein. Ngoài hai thành phần chính này, một số virus động vật còn có thêm lớp màng kép phospholipid ở bên ngoài (lớp vỏ ngoài) với các gai glycoprotein giúp chúng tiếp cận tế bào chủ.

→ Virus có thể sống kí sinh ở tất cả các nhóm sinh vật, từ vi khuẩn đến động vật và thực vật. Các sinh vật như động vật, thực vật là các ổ chứa virus có thể biểu hiện hoặc không biểu hiện triệu chứng nhiễm virus nhưng từ đó virus có thể phát tán và gây bệnh sang người hoặc sang các vật chủ khác khiến cho việc không chế dịch bệnh do virus gây ra trở nên khó khăn.

I. VIRUS VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VIRUS

Câu 1: Virus là gì? Tại sao virus lại không được xem là một vật sống hoàn chỉnh.

Trả lời:

  • Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.
  • Virus không được xem là một vật sống hoàn chỉnh vì các loại virus có kích thước siêu nhỏ, dao động từ 20 nm đến 300 nm. Hình dạng và cấu trúc của virus rất đa dạng, virus không có khả năng sinh sản cũng như các hoạt động chuyển hoá khi bên ngoài tế bào do chúng chưa có đầy đủ các thành phần cấu tạo của một tế bào và kí sinh bắt buộc trong tế bào.

 

Câu 2: Tất cả các loại virus đều có chung đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm chung của tất cả các loại virus:

  • Về mặt cấu trúc: tất cả các loại virus đều được cấu tạo từ hai thành phần chính: lõi là nucleic acid và vỏ là protein (còn được gọi là vỏ capsid).
  • Vật chất di truyền của mỗi virus có thể là DNA hoặc RNA, có cấu trúc mạch kép hay mạch đơn và gồm một hoặc một vài đoạn phân tử tương đối ngắn.

 

Câu 3: Nêu một số vật trung gian truyền bệnh virus ở người mà em biết.

Trả lời:

Một số vật trung gian truyền bệnh virus ở người như muỗi, ruồi, ve, nghêu, sò, ốc, chuột,...

 

Câu 4: Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phần tử RNA và lớp vỏ capsid còn có thêm những protein gì? Giải thích.

Trả lời:

Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus ngoài RNA và vỏ capsid, mỗi hạt virus còn có thêm một số loại enzyme mà trong tế bào chủ thường không có. Đó là các enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp RNA như enzyme sao chép ngược (tổng hợp phân tử DNA từ mạch khuôn là RNA), enzyme giúp tích hợp hệ gene virus vào hệ gene tế bào chủ và một số enzyme giúp lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào. 

II. QUÁ TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUS

Câu 1: Quan sát hình 24.2, thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Mô tả các bước trong quá trình nhân lên của virus.
  2. Phân biệt chu kì sinh tan với chu kì tiềm tan của thể thực khuẩn.

Trả lời:

  1. Các bước trong quá trình nhân lên của virus:

Tên giai đoạn

Diễn biến

(1) Giai đoạn hấp phụ

Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus (đối với virus không có vẻ ngoài) tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ.

(2) Giai đoạn xâm nhập

Vật chất di truyền của virus được truyền vào trong tế bào chủ.  Đối với thể thực khuẩn, DNA của virus được tiêm vào trong tế bào vi khuẩn bằng một bộ phận chuyên biệt, vỏ protein bị bỏ lại ở bên ngoài. Nhiều loại virus động vật có vỏ ngoài, đưa cả vỏ capsid cùng vật chất di truyền vào tế bào chủ, sau đó nucleic acid mới được giải phóng ra khỏi vỏ protein. Virus thực vật xâm nhập từ cây này sang cây khác qua các vết thương của tế bào do côn trùng là ổ chứa virus chích hút hoặc ăn các bộ phận của cây.

(3) Giai đoạn tổng hợp

Tổng hợp các bộ phận của virus. DNA của virus khi vào trong tế bào, thu hút các enzyme của tế bào đến phiên mã, dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. Một số virus RNA khi vào tế bào, RNA có thể trực tiếp thu hút các enzyme của tế bào tới dịch mã tạo ra các protein cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. Số khác phải mang theo enzyme phiên mã ngược để sao chép RNA thành DNA rồi phiên mã thành các RNA làm vật chất di truyền của virus.

(4) Giai đoạn lắp ráp

Lắp lõi nucleic acid vào vỏ protein để tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh.

(5) Giai đoạn giải phóng virus thoát ra khỏi tế bào chủ

Khi đã vào được bên trong tế bào, các loại virus có thể nhân lên theo một trong hai cách được gọi là chu kì sinh tan hoặc chu kì tiềm tan hay sử dụng cả hai cách.

 

  1. Phân biệt chu kì sinh tan với chu kì tiêm tan của thể thực khuẩn.

Điểm khác biệt

Chu kì sinh tan

Chu kì tiềm tan

Loại virus gây ra

Virus độc

Virus ôn hòa

Cơ chế

-       VCDT của virut tồn tại và nhân lên độc lập với VCDT tế bào chủ

-       Nhân lên nhiều thế hệ virut mới trong tế bào chủ

-       VCDT của virut tích hợp và cùng nhân lên với VCDT tế bào chủ 

-       Không nhân lên thế hệ virut mới trong tế bào chủ

Kết quả

Làm tan tế bào chủ

Không làm tan tế bào chủ

Mối quan hệ

Không thể chuyển thành chu trình tiềm tan

Có thể chuyển thành chu trình sinh tan.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Tại sao dùng chế phẩm thể thực khuẩn phun lên rau quả lại có thể bảo vệ được rau quả lâu dài hơn? Dùng chế phẩm này liệu có an toàn cho người dùng? Giải thích.

Trả lời:

  • Các chế phẩm thể thực khuẩn phun lên rau quả có thể bảo vệ được rau quả lâu dài hơn vì loại virus đặc biệt này sống ký sinh trong cơ thể vi khuẩn và cuối cùng làm tan rã vi khuẩn, do đó làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật.
  • Thực khuẩn thể là vị cứu tinh cho những người bị bệnh nhiễm khuẩn nhưng không còn hoặc ít đáp ứng với kháng sinh. Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn:

Thực khuẩn thể bám vào vi khuẩn bằng bề mặt ở cuối đuôi => màng vi khuẩn sẽ bị thủy phân và DNA trong đầu thực khuẩn thể được bơm vào trong tế bào vi khuẩn => Việc tổng hợp DNA, RNA và protein của vi khuẩn bị đình chỉ ngay tức khắc, và việc tổng hợp DNA và protein của thực khuẩn thể bắt đầu => Lúc này, tế bào vi khuẩn vẫn có khả năng tổng hợp và động viên năng lượng, nhưng dưới quyền kiểm soát của DNA thực khuẩn thể => Sự nhân lên của các thành phần thực khuẩn thể, chúng tự sắp xếp lại thành những hạt thực khuẩn thể hoàn chỉnh và phá vỡ vi khuẩn chứa nó. 

 

Câu 2: Dựa trên quy trình nhân lên của virus, em hãy đế xuất cách ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào.

Trả lời:

Một số cách ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào ở người:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng chống lại virus xâm nhập;
  • Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà;
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn;
  • Tiêm vaccine hoặc thuốc kháng virus;...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay