Đáp án Sinh học 12 kết nối Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống
File đáp án Sinh học 12 kết nối tri thức Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
BÀI 16. TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG
Mở đầu: Năng lực học tập của mỗi người là do gene hay do môi trường quyết định?
Hướng dẫn chi tiết:
Năng lực học tập của mỗi người là do cả gene và môi trường tương tác với nhau quyết định.
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE VÀ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Có phát biểu cho rằng: “Tính trạng được di truyền trực tiếp từ bố, mẹ cho các con”. Phát biểu đó đúng hay sai? Giải thích.
Hướng dẫn chi tiết:
Phát biểu sai. Vì có nhiều tính trạng phụ thuộc vào các yếu tố môi trường và tương tác giữa gen và môi trường.
Câu 2: Thế nào là mức phản ứng? Cho ví dụ minh hoạ.
Hướng dẫn chi tiết:
Cùng một kiểu gene có thể cho ra các kiểu hình khác nhau tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gene được gọi là mức phản ứng của kiểu gene. Ví dụ: Một loại cây khi trồng ở các điều kiện môi trường khác nhau sẽ phát triển và cho năng suất khác nhau.
II. THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH
Câu 1: Nêu một số giống vật nuôi, cây trồng là sản phẩm của quá trình chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính ở địa phương mà em biết.
Hướng dẫn chi tiết:
Một số giống vật nuôi, cây trồng là sản phẩm của quá trình chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính ở địa phương: lúa Bắc Thịnh ở Thanh Hóa, lúa DT17 ở Thái Bình, cà chua P375 trồng phổ biến ở nhiều nơi.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu 1: Giống thỏ Himalaya nuôi ở nhiệt độ môi trường 25°C hoặc thấp hơn có đuôi, tai, đầu các chi và mõm màu đen còn toàn thân có lông màu trắng (hình bên trái). Tuy nhiên, khi nuôi ở nhiệt độ môi trường bằng hoặc lớn hơn 30°C thì có lông hoàn toàn trắng (hình phải). Hãy đưa ra giả thuyết giải thích hiện tượng trên và đề xuất thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết.
Hướng dẫn chi tiết:
-
Giả thuyết: Những tế bào ở đầu mút cơ thể có khả năng tổng hợp melanin làm cho lông đen, còn các tế bào ở vùng thân không tổng hợp được sác tố melanin nên lông có màu trắng.
-
Thí nghiệm: Cạo một phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá. Tại vị trí này, lông mọc lên có màu đen.
Câu 2: Sưu tầm thêm một số thành tựu về giống vật nuôi, cây trồng nổi tiếng ở các vùng miền của Việt Nam.
Hướng dẫn chi tiết: