Đáp án Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 16: Biểu tượng của hoà bình
File đáp án Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 16: Cánh chim hoà bình (Phần 1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
BÀI 16. CÁNH CHIM HÒA BÌNH
(CHIA SẺ, BÀI ĐỌC 1, TỰ ĐỌC SÁCH BÁO, BÀI VIẾT 1, TRAO ĐỔI)
CHIA SẺ
Câu 1: Em hiểu chủ đề của bức tranh dưới đây là gì?
Hướng dẫn chi tiết:
- Chủ đề của bức tranh là hòa bình và đoàn kết thế giới.
- Bức tranh mô tả các em nhỏ từ nhiều quốc gia khác nhau đang nối tay nhau trên hành tinh xanh, và hai con bồ câu mang theo lá cây ô liu - biểu tượng của hòa bình.
- Đây là một hình ảnh rất đẹp về một thế giới hòa bình và hòa hợp.
Câu 2: Nói những điều em biết về hòa bình (hoặc đọc một bài thơ, hát một bài hát về hòa bình).
Hướng dẫn chi tiết:
- Theo em, hòa bình là trạng thái không có chiến tranh hay xung đột giữa các quốc gia, nhóm người, hay cá nhân.
- Khi có hòa bình, mọi người sống an lành, không sợ hãi hay lo lắng về những cuộc chiến hay bạo lực.
- Hòa bình giúp con người sống an lành, hạnh phúc và phát triển.
- Khi có hòa bình, chúng ta có thể tập trung vào việc học tập, làm việc, và xây dựng một tương lai tốt đẹp.
BÀI ĐỌC 1: BIỂU TƯỢNG CỦA HÒA BÌNH
Câu 1: Các biểu tượng hoà bình gắn với hình ảnh cây ô liu xuất hiện từ bao giờ?
Hướng dẫn chi tiết:
Các biểu tượng hoà bình gắn với hình ảnh cây ô liu đã xuất hiện từ thời cổ đại, theo thần thoại Hy Lạp và sử sách La Mã.
Câu 2: Theo bài đọc, biểu tượng chim bồ câu hoà bình gắn với sự kiện nào?
Hướng dẫn chi tiết:
- Biểu tượng chim bồ câu hoà bình được gắn với Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình tổ chức ở Pa-ri năm 1949.
- Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ Pi-cát-xô được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội.
Câu 3: Hãy giải thích ý nghĩa ban đầu của biểu tượng do hoạ sĩ Hâu-tơm sáng tạo.
Hướng dẫn chi tiết:
- Biểu tượng do hoạ sĩ Hâu-tơm sáng tạo là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ.
- Hai chữ này là dạng viết tắt của các từ tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân), thể hiện mong muốn chống lại vũ khí hạt nhân và hướng tới hoà bình.
Câu 4: Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết:
Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân của Hâu-tơm đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình khi nó được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, và sau đó lan toả khắp nơi trên thế giới.
Câu 5: Các biểu tượng hoà bình từ xưa đến nay nói lên điều gì về khát vọng của loài người?
Hướng dẫn chi tiết:
- Các biểu tượng hoà bình từ xưa đến nay nói lên khát vọng của loài người về một thế giới không có chiến tranh, một thế giới mà mọi người sống an lành, hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau.
- Biểu tượng hoà bình là một lời kêu gọi hòa bình, tình yêu và sự hiểu biết giữa mọi người trên toàn thế giới.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu - tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Hướng dẫn chi tiết:
- 2 câu chuyện nói về về hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc: Bài ca Trái Đất của tác giả Định Hải, Tớ là công dân toàn cầu – Vì một thế giới hòa bình của tác giả A-li-xơ Ha-ma.
- Bài báo: Nhà thơ Định Hải vẫn hát bài ca trái đất cùng trẻ em – báo Nông Nghiệp
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả, tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài).
Hướng dẫn chi tiết:
Em ghi vào phiếu đọc sách như sau:
Tên bài đọc: Biểu tượng của hoà bình
Tác giả: Trung Anh
Tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc:
Em cảm thấy rất thích bài đọc này. Bài viết đã giúp em hiểu rõ hơn về các biểu tượng của hoà bình từ thời cổ đại đến nay, từ cây ô liu trong thần thoại Hy Lạp, chim bồ câu trong Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, đến biểu tượng chống vũ khí hạt nhân của hoạ sĩ Hâu-tơm. Em cảm thấy rất xúc động trước khát vọng hoà bình của loài người, được thể hiện qua các biểu tượng này. Em cũng cảm nhận được sự quan trọng của hoà bình, không chỉ là không có chiến tranh mà còn là sự hòa thuận, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau.
Câu 3: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.
Hướng dẫn chi tiết:
Sau khi tìm hiểu và đọc, em sẽ trình bày trước lớp về tác giả, nội dung và cảm nghĩ của em trước bài đọc mà em đã tìm hiểu ở nhà.
BÀI VIẾT 1: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Câu hỏi: Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Kể sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa (trang 65-66).
2. Kể sáng tạo một câu chuyện em đã đọc ở nhà về thiếu nhi.
Hướng dẫn chi tiết:
1. Dưới đây là câu chuyện mà em đã sáng tạo dựa trên bài đọc “Một sáng thu xưa”:
Một sáng thu xưa, Bác Hồ đến thăm Đền Hùng. Nắng vàng rực rỡ như một lớp áo ấm cho mái đền cổ kính. Bác gặp các chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong đang đóng ở đây.
Bác nhìn từng chiến sĩ một và hỏi: “Các chủ có khoẻ không?” Mọi người đều đáp: “Thưa Bác, khoẻ ạ!” Bác lại hỏi: “Các chú có biết đền thờ ai đây không?” Một chiến sĩ trả lời: “Đền thờ một ông vua ạ!” Bác mỉm cười trìu mến và hỏi tiếp: “Nhưng vua nào?” Một cán bộ đứng lên và trả lời: “Dạ, Vua Hùng!”
Bác giải thích: “Các Vua Hùng có công dựng nước, chính là Tổ của nước Việt Nam ta.” Rồi Bác dặn dò mọi người: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bắc cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Lời dạy của Bác, giản dị nhưng đầy ý nghĩa, còn vang vọng mãi trong lòng mọi người. Mỗi lần nhớ lại, lòng mọi người lại càng thêm yêu quý Bác và quê hương đất nước.
2. Dưới đây là câu chuyện mà em đã sáng tạo dựa trên bài đọc “Sự tích cây vú sữa”:
…
=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 16: Biểu tượng của hoà bình