Đáp án Tiếng Việt 5 chân trời Chủ điểm 4 Bài 3: Ca dao về lễ hội
File đáp án Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo Chủ điểm 4 Bài 3: Ca dao về lễ hội. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
BÀI 28. CA DAO VỀ LỄ HỘI
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Chia sẻ với bạn về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự.
Hướng dẫn chi tiết:
Lễ hội đền Trần – Nam Định
Đền Trần là một quần thể đền thờ tại phường Lộc Vượng thành phố Nam Định, là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà TRần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỉ XV.
Đền Trần gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Qua cổng là hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa sau hồ nước là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch. Cả 3 đền đều có kiến trúc và quy mô ngang nhau.
Lễ hội đền TRần được tổ chức trong các ngày từ 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần. Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng. Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc, dần trở thành lễ hội lớn. “Trần miếu tự điển” là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay. Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đông - Tây của viền ấn khắc hình hai con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ “Tích phúc vô cương”. “Trần miếu tự điển” mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc.
ĐỌC: CA DAO VỀ LỄ HỘI
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1: Hai bài ca dao đầu tiên nói về những lễ hội nào? Mỗi lễ hội này gợi cho em nhớ về những vị vua nào?
Hướng dẫn chi tiết:
- Bài ca dao 1 nói về lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10/03 âm lịch hàng năm, gợi nhớ về các vị vua Hùng có công dựng nước và giữ nước.
- Bài ca dao 2 nói về lễ hội Trường Yên, gợi nhắc đến hai vị vua là vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.
Câu 2: Hội đua thuyền trong bài ca dao 3 được tổ chức ở đâu? Cuộc đua được mô tả có gì thú vị?
Hướng dẫn chi tiết:
Hội đua thuyền trong bài ca dao 3 được tổ chức ở năm làng (Phú Văn, Đắc Châu, Thọ Sơn, Yên Tân, Mỹ Châu) thuộc huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
Cuộc đua được tổ chức ở năm làng, chèo từ làng Phú tới làng Hồng. Khung cảnh cuộc đua thêm rộn ràng nhờ tiếng trống và tiếng hò reo của người cổ vũ. Dưới sông, các tay chèo miệng hò dô, tay chèo nhanh lẹ.
Câu 3: Lễ Nghinh Ông được miêu tả như thế nào? Lễ này thường được tổ chức ở những vùng miền nào của nước ta?
Hướng dẫn chi tiết:
Lễ Nghinh Ông được miêu tả với khung cảnh vô cùng rộn ràng, sôi động với đèn hoa và tiếng pháp nổ vang trời.
Lễ Nghinh Ông thường được tổ chức ở các tỉnh vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.
Câu 4: Hội đua bò được tổ chức ở đâu? Quan sát tranh, nói 1 - 2 câu về không khí ngày hội.
Hướng dẫn chi tiết:
Hội đua bò được tổ chức ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc, An Giang).
Vào dịp tết cổ truyền, người Khmer lại náo nức tổ chức lễ hội đua bò. Không khí lễ hội diễn ra vô cùng sôi động, vui vẻ.
Câu 5: Những lễ hội được nói đến trong bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về đất nước, con người Việt Nam?
Hướng dẫn chi tiết:
Lễ hội chính là thái độ thể hiện lòng biết ơn “uống nước nhớ nguồn” và sự ngưỡng vọng, tôn vinh của người đời sau đối với công lao và đức độ của các vị tiền bối trong quá trình dựng nước và giữ nước. Một đất nước có nhiều lễ hội như nước ta chứng tỏ người Việt ta đã có một bề dày văn hóa phong phú và lâu đời, một đời sống tinh thần rất đáng tự hào.
ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
(a) Tìm đọc bài thơ, đồng dao, ca dao,...:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Bài thơ, đồng dao, ca dao,... đã đọc.
- Nhật kí đọc sách.
- Từ ngữ dùng hay.
- Điều tâm đắc khi đọc bài thơ, đồng dao, ca dao,... và giải thích lí do.
- ?
d. Ghi lại một đoạn mà em thích trong bài thơ, đồng dao, ca dao,... được bạn chia sẻ.
(e) Đọc một bài thơ, đồng dao, ca dao,... được bạn chia sẻ mà em thích.
Hướng dẫn chi tiết:
1. Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
2. Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
3. Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh.
4. Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
5. Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
6. Công cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
8. Bài thơ Mẹ và cô
Buổi sáng bé chào mẹ
Chạy đến ôm cổ cô
Buổi chiều bé chào cô
Rồi sà vào lòng mẹ
Mặt trời mọc rồi lặn
Trên đôi chân lon ton
Hai chân trời của con
Là mẹ và cô giáo.
Theo Trần Quốc Toàn
9. Bài thơ Em vẽ ngôi trường em
Ngôi trường của em
Ngói hồng rực rỡ
Từng ô cửa nhỏ
Nhìn ra chân trời
Ngôi trường dễ thương
Đứng bên sườn núi
Có một dòng suối
Lượn qua cổng trường
Ngôi trường yêu thương
Có cây che mát
Có cờ Tổ quốc
Bay trong gió ngàn
Ngôi trường khang trang
Có thầy, có bạn
Em ngồi em ngắm
Ngôi trường của em.
Theo Nguyễn Lãm Thắng
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ KẾT TỪ
Câu 1: Tìm cặp kết từ trong mỗi câu sau:
a. Hễ trăng có quầng rõ nét thì trời sẽ không mưa.
b. Không những dê đen mưu trí mà nó còn rất dũng cảm.
c. Vì kiến nghe tin sư tử đau tai nên nó sốt sắng đến thăm.
d. Tuy mùa xuân chưa về nhưng trên những cành cây đã lắm tắm lộc non.
Hướng dẫn chi tiết:
Cặp kết từ:
a. Hễ … thì
b. Không những … mà còn
c. Vì … nên
d. Tuy … nhưng
Câu 2: Chọn một cặp kết từ phù hợp thay cho hai trong mỗi câu sau:
…
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Ca dao về lễ hội