Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Ca dao về lễ hội
Giáo án bài 3: Ca dao về lễ hội sách Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Ca dao về lễ hội
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 3: CA DAO VỀ LỄ HỘI
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Chia sẻ được với bạn về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng ; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic đúng nghĩa, đúng mạch cảm xúc của bài ca dao; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Giới thiệu các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Khơi gợi lòng tự hào về nét đẹp của các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Qua đó, nhắc nhở chúng ta cần ghi nhớ, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá này. Học thuộc lòng được 3 – 4 bài ca dao em thích.
Tìm đọc được một bài thơ, đồng dao, ca dao,... về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò, về mối quan hệ với cộng đồng, viết được Nhật kí đọc sách, chia sẻ được với bạn về điều tâm đắc khi đọc bài thơ, đồng dao, ca dao,... và giải thích được lí do.
Củng cố kiến thức về và luyện tập sử dụng cặp kết từ.
Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết; viết lại được đoạn văn kể lại sự việc chính của câu chuyện cho hay hơn.
Sưu tầm được 1 – 2 bài ca dao về lễ hội; tìm hiểu được thêm thông tin về lễ hội được nhắc đến trong bài ca dao.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
Giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, sơ đồ tư duy và trò chơi.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.
Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to.
Tranh, ảnh, video clip về các lễ hội truyền thống (nếu có).
Tranh, ảnh, video clip về lễ hội được nhắc đến trong bài (nếu có).
Bảng phụ/ máy chiếu ghi bài thơ.
b. Đối với học sinh
SGK Tiếng Việt 5.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1 + 2: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem ảnh về một số lễ hội truyền thống sau đây: - GV yêu cầu HS làm việc và thảo luận nhóm đôi: Chia sẻ với bạn về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc từng tham gia. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr125, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc “Ca dao về lễ hội” nội dung giới thiệu về các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Qua các câu ca dao, tác giả thể hiện niềm tự hào về nét đẹp của các lễ hội truyền thống của nước ta, nhắc nhở mỗi người cần ghi nhớ, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa này. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc trong sáng, tươi vui; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ địa điểm, thời gian, vẻ đẹp của cảnh vật,... - GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng từng đoạn, cả bài trong nhóm và trước lớp, kết hợp thực hiện một số hoạt động: + Luyện đọc một số từ ngữ khó: lễ Nghinh Ông (lễ hội cúng cá Ông (còn gọi là cá voi) của ngư dân các tỉnh vùng ven biển Việt Nam từ Quảng Bình trở vào các tỉnh miền Nam để cầu cho biển lặng gió hòa, ngư dân may mắn, làm ăn phát đạt, an khang;… + Luyện đọc một số dòng thơ: Ai về Phú Thọ/ cùng ta,/ Vui ngày Giỗ Tổ/ tháng Ba mùng mười.// Dù ai/ đi ngược về xuôi,/ Nhớ về Giỗ Tổ/ mùng mười tháng Ba.//;…
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1: Hai bài ca dao đầu tiên nói về những lễ hội nào? Mỗi lễ hội này gợi cho em nhớ về những vị vua nào? + Câu 2: Hội đua thuyền trong bài ca dao 3 được tổ chức ở đâu? Cuộc đua được mô tả có gì thú vị? + Câu 3: Lễ Nghinh Ông được miêu tả như thế nào? Lễ này thường được tổ chức ở những vùng miền nào của nước ta? + Câu 4: Hội đua bò được tổ chức ở đâu? + Câu 5: Những lễ hội được nói đến trong bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về đất nước, con người Việt Nam? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Hai bài ca dao đầu tiên nói về những lễ hội: Lễ Giỗ Tổ – gợi nhớ đến các vị vua Hùng; lễ hội Trường Yên – gợi nhớ đến vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành. + Câu 2: Hội đua thuyền trong bài ca dao 3 được tổ chức ở các làng thuộc xã Thiệu Châu (nay là xã Tân Châu), huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Điểm thú vị của cuộc đua: Chèo từ làng Phú đến làng Hồng, mọi người nỗ lực hết sức mình để chèo thuyền về đích, các đội tập trung dồn sức khiến nước hai bên mái chèo bắn lên như cánh chim tung, những người trên bờ náo nhiệt không kém, họ hò reo, cổ vũ nhiệt tình để tiếp thêm sức mạnh cho các đội. + Câu 3: Lễ Nghinh Ông được miêu tả rất rộn ràng, náo nhiệt với sự tham dự của rất nhiều du khách cũng như người dân, kéo dài trong khoảng ba ngày, không khí vui tươi với đèn hoa, pháo nổ ngập sông. Lễ hội thường được tổ chức ở vùng biển. + Câu 4: Hội đua bò được tổ chức ở Châu Đốc → Ý thứ hai của câu hỏi khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Không khí ngày hội vô cùng náo nhiệt, sôi động. Mọi người hò reo cổ vũ,… + Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Những lễ hội được nói đến trong bài đọc giúp em biết thêm về các lễ hội ở khắp mọi miền đất nước, thêm tự hào về truyền thống, văn hoá của đất nước ta,... * Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1,2,3,4:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 5:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. - Học thuộc lòng bài ca dao. b. Cách tiến hành …………….. |
- HS quan sát hình ảnh.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS quan sát, tiếp thu. - HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
………… |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo