Đáp án Tiếng Việt 5 chân trời Chủ điểm 7 Bài 2: Thành phố Vì hoà bình
File đáp án Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo Chủ điểm 7 Bài 2: Thành phố Vì hoà bình. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
BÀI 53. THÀNH PHỐ VÌ HÒA BÌNH
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Cùng bạn hỏi đáp về ý nghĩa tên gọi khác của mỗi địa danh sau:
Hướng dẫn chi tiết:
Hải Phòng được biết đến với biệt danh "Thành phố hoa phượng đỏ" vì ở đây có rất nhiều cây phượng vĩ. Vào mùa hè, khi hoa phượng nở rộ, toàn thành phố được bao phủ bởi màu đỏ rực rỡ của hoa phượng, tạo nên một khung cảnh đẹp và ấn tượng. Hoa phượng không chỉ mang vẻ đẹp rực rỡ mà còn tượng trưng cho sự nhiệt huyết, mạnh mẽ và tinh thần vươn lên không ngừng của con người nơi đây. Vì vậy, biệt danh "Thành phố hoa phượng đỏ" không chỉ nói lên đặc trưng về cảnh quan tự nhiên mà còn phản ánh tinh thần và bản sắc văn hóa của người dân Hải Phòng.
Đà Lạt - Thành phố ngàn hoa: Đà Lạt được mệnh danh là "Thành phố ngàn hoa" bởi khí hậu mát mẻ, lạnh quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng và phát triển của nhiều loại hoa đẹp và độc đáo. Từ những vườn hoa cảnh đến các khu du lịch, hoa Đà Lạt đa dạng về chủng loại, màu sắc, khoe sắc quanh năm, làm say đắm lòng người. Đà Lạt không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, muốn tận hưởng không gian yên bình mà còn là thiên đường của các loài hoa, biểu tượng cho vẻ đẹp, sự tinh tế và mơ mộng của thành phố sương mù này.
Bến Tre - Xứ dừa: Bến Tre được gọi là "Xứ dừa" vì ở đây có diện tích trồng dừa lớn, với hàng triệu cây dừa mọc xum xuê khắp nơi từ bờ sông đến các cánh đồng, tạo nên một phong cảnh đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dừa Bến Tre không chỉ nổi tiếng với quả dừa ngon, mà còn là nguyên liệu chính cho nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thực phẩm và đồ uống độc đáo. "Xứ dừa" Bến Tre không chỉ là biểu tượng về một loại cây kinh tế quan trọng mà còn phản ánh lối sống, văn hóa và tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người dân nơi đây.
ĐỌC: THÀNH PHỐ VÌ HÒA BÌNH
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1: Mỗi mốc thời gian sau gắn với thành tựu gì của Thủ đồ Hà Nội? Mỗi thành tựu đó nói lên điều gì?
Hướng dẫn chi tiết:
Ngày 16 tháng 7 năm 1999: Thành phố Hà Nội được UNESCO chọn là thành phố tiêu biểu của châu Á - Thái Bình Dương và là một trong năm thành phố trên thế giới nhận giải thưởng “Thành phố Vì hòa bình”. Điều này ghi nhận sự đóng góp tích cực của Thủ đô trong công cuộc đấu tranh vì hòa bình cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng một thành phố hoà bình, năng động.
Ngày 31 tháng 10 năm 2019: Hà Nội được UNESCO chấp thuận đưa vào “Mạng lưới các thành phố sáng tạo” vì sự phát triển dựa trên những sáng tạo về lĩnh vực thiết kế. Điều này cho thấy sự năng động, đổi mới, sáng tạo của Hà Nội trong việc phát triển thành phố dựa trên cơ sở sáng tạo.
Câu 2: Nhân dân Hà Nội có mong muốn và quyết tâm gì?
Hướng dẫn chi tiết:
Nhân dân Hà Nội mong muốn và quyết tâm xây dựng, phát triển một Thủ đô năng động, đổi mới, sáng tạo, vì hòa bình.
Câu 3: Việc tham gia “Mạng lưới các thành phố sáng tạo” mở ra cơ hội gì cho Hà Nội?
Hướng dẫn chi tiết:
Việc tham gia “Mạng lưới các thành phố sáng tạo” mở ra cơ hội cho Hà Nội trở thành một trong những trung tâm hội tụ và lan toả của tri thức và sáng tạo.
Câu 4: Tóm tắt nội dung bài đọc bằng 3 - 4 câu.
Hướng dẫn chi tiết:
Hà Nôi, thủ đô của Việt Nam, được vinh danh là “Thành phố vì hòa bình” bởi UNESCO từ năm 1999. Đây là danh hiệu duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà UNESCO đã trao tặng. Hà Nội đã không ngừng phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, khẳng định vị thế của mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Được gắn với ý nghĩa sâu sắc, danh hiệu này thể hiện tầm quan trọng của hòa bình trong cuộc sống và lịch sử của thành phố.
NÓI VÀ NGHE: NÓI VỀ CUỘC SỐNG THANH BÌNH
Câu 1: Bày tỏ suy nghĩ của em về cảnh được tả trong đoạn thơ sau:
Hàng chuối lên xanh mướt
Phi lao reo trập trùng
Vài ngôi nhà đỏ ngói
In bóng xuống dòng sông.
Trần Đăng Khoa
Hướng dẫn chi tiết:
Đoạn thơ của Trần Đăng Khoa gợi lên trong em cảm giác yên bình và thơ mộng của một buổi chiều ở quê. Hàng chuối xanh mướt, tiếng phi lao reo và hình ảnh ngôi nhà đỏ ngói in bóng xuống dòng sông làm em nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với quê ngoại. Cảnh vật dường như hiện lên sống động, khiến cho tâm hồn em nhẹ nhàng, thanh thản.
Câu 2: Nói về cảnh thanh bình ở quê hương em.
Hướng dẫn chi tiết:
Quê hương của em, một miền quê thanh bình, nằm ở phía cuối dòng sông lớn. Mỗi chiều, em thích ra phía sau nhà để ngắm cảnh hoàng hôn bình yên. Con sông sau nhà, khi chiều về, nước lại lên cao, chảy vội và đưa mấy khóm lục bình vội vàng xuôi về phía cuối như mọi người đang háo hức trở về nhà. Bầu trời cao vời vợi dần chuyển sang màu đỏ cam ấp áp. Những vạt cỏ lau ở bờ sông bên kia đung đưa theo làn gió, hòa một nhịp với rặng dừa, nghe lao xao đến là vui tai. Mấy ngôi nhà ven sông đã sáng đèn. Tiếng xe máy, xe đạp, tiếng mở cổng lộc cộc báo hiệu mọi người đều đã trở về. Từng làn khói trắng đục bay lên theo mái tranh, đượm mùi rơm khô thơm phức hương đồng nội. Trăng bắt đầu nhô lên, bịn rịn nơi đầu ngọn dừa. Cảnh quê em đơn điệu mà bình yên như thế đấy.
VIẾT: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT CÂU CHUYỆN
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 2: Thành phố Vì hòa bình