Đáp án Tiếng Việt 5 chân trời Ôn tập giữa học kì 1
File đáp án Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo Bài Ôn tập giữa học kì 1. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
BÀI 17. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
TIẾT 1
Câu 1: Bắt thăm, đọc thành tiếng “Mùa cơm mới” và trả lời câu hỏi:
1. Đọc đoạn từ đầu đến "đôi tay mềm" và trả lời câu hỏi:
Cách mặt trời nấu cơm có gì thú vị?
2. Đọc đoạn từ đầu đến "đôi tay mềm" và thực hiện yêu cầu:
Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của mẹ.
3. Đọc đoạn từ “Khói trời” đến hết và trả lời câu hỏi:
Bạn nhỏ trong bài thơ đã làm những việc gì cho mẹ? Những việc làm ấy nói lên điều gì.
4. Đọc đoạn từ “Khói trời” đến hết và trả lời câu hỏi:
Khổ thơ cuối bài nói về điều gì?
Hướng dẫn chi tiết:
1. Mặt Trời nấu cơm bằng những vật liệu từ thiên nhiên (mây vàng, khói trời).
2. Khói trời hun nắng như nung
Gió vung từng nắm xuống đồng sém cây
Mẹ em lượm cả bóng mây
Mang theo cái nắng đỏ gay về nhà.
3. Bạn nhỏ trong bài thơ đã pha trà, chuẩn bị ghế và quạt mát cho mẹ. Những việc làm ấy cho thấy tình yêu thương và sự quan tâm của bạn nhỏ dành cho mẹ.
4. Khổ thơ cuối nói về bữa cơm nhà với hương cơm mới thơm lừng. Sau một ngày làm lụng vất vả của mẹ, bữa cơm càng thêm ngon, khi mà thiên nhiên cũng chiều lòng người.
Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài thơ “Mùa cơm mới”.
Hướng dẫn chi tiết:
Hình ảnh so sánh:
- Mây vàng như những sợi rơm
- Khói trời hun nắng như nung
- Nước tươi biêng biếc như là gương soi
Hình ảnh nhân hóa:
- Mặt trời ham chơi, giữa trưa mới vội vàng nấu cơm
- Gió vung từng nắm xuống đồng
- Mặt trời nheo mắt nhìn em/Ý chừng biết lỗi nên đền bóng râm.
- Mời ông trời xuống vui chung tiếng cười.
=> Tác dụng: Làm cho cách diễn đạt gợi hình, gợi cảm, mô tả bức tranh thiên nhiên sinh động với các sự vật có suy nghĩ và hành động như con người.
TIẾT 2
Câu 1: Thực hiện yêu cầu:
a. Đặt câu để phân biệt các từ sau:
- xách
- khiêng
- vác
b. Tìm thêm 2 - 3 từ đồng nghĩa với các từ ở bài tập a.
Hướng dẫn chi tiết:
a.
- Chị xách túi lên vai và đi ra khỏi phòng.
- Chúng tôi khiêng cái tủ lớn lên cầu thang.
- Người đàn ông vác củi đi về nhà.
b. Từ đồng nghĩa với các từ ở bài tập a: đeo, kẹp, mang…
Câu 2: Tìm 3 - 4 từ đồng nghĩa:
a. Cùng chỉ màu vàng.
b. Cùng chỉ màu xanh.
c. Cùng chỉ màu đỏ.
Hướng dẫn chi tiết:
a. vàng hoe, vàng vọt, vàng xuộm, vàng ươm, vàng ối,...
b. xanh tươi, xanh biếc, xanh lơ, xanh ngắt, xanh rì,...
c. đỏ tươi, đo đỏ, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ chót, đỏ au, đỏ ối, đỏ ửng,..
Câu 3: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả cảnh đồi núi hoặc cánh đồng, trong đó có 2 - 3 từ đồng nghĩa chỉ màu sắc. Chỉ ra các từ đồng nghĩa đã sử dụng.
Hướng dẫn chi tiết:
Sáng sớm, mây trắng vờn quanh, Ba Vì thấp thoáng sau làn sương mỏng, trông càng thêm huyền ảo. Buổi trưa, nắng trung du xứ Đoài vàng như hổ phách. Không khí trong veo. Nắng phủ vàng rực triền núi, lấp lánh trên những tán cổ thụ của đại ngàn. Càng về chiều, màu núi càng tím sẫm lại, nổi bật trên nền ráng đỏ của hoàng hôn. Núi Ba Vì lúc ấy trông kì vĩ lạ lùng! Trải dài ven chân núi là những dãy đồi chập chùng, nhấp nhô như sóng lượn. Màu vàng nâu của những trảng cỏ tranh xen lẫn màu xanh ngăn ngắt của đồng cỏ..
TIẾT 3
Câu 1: Thực hiện yêu cầu:
a. Tra từ điển đề tìm nghĩa gốc và 2 - 3 nghĩa chuyển của từ “ăn”.
b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ “ăn” tìm được ở bài tập a.
Hướng dẫn chi tiết:
a.
Nghĩa gốc: Cho vào cơ thể qua miệng
Nghĩa chuyển:
-
Tiếp nhận, tiêu thụ
-
Ăn uống nhân dịp mừng, dịp lễ
-
Phá hư, hủy hoại dần
b. Đặt câu:
-
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để đẹp da.
-
Xe này ăn tốn xăng.
-
Hàng năm, gia đình tôi đều về quê ăn tết cùng ông bà.
-
Nước mưa ăn mòn kim loại.
Câu 2: Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
a. Nắng vàng tươi rải nhẹ b. Chiều qua cỏ héo rũ
Bưởi tròn mọng trĩu cành Vì nắng nóng cỏ ơi
Hồng chín như đèn đỏ Sớm nay tươi lại rồi
Thắp trong lùm cây xanh Nhờ uống sương đêm đấy
- Từ “tươi” trong mỗi đoạn thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Đặt 1 - 2 câu có từ “tươi” mang nghĩa chuyển.
Hướng dẫn chi tiết:
- Từ “tươi” trong đoạn thơ a được dùng với nghĩa chuyển, đoạn b được dùng với nghĩa gốc.
- Đặt câu:
+ Chữ viết còn tươi nét mực.
+ Mặt tươi như hoa.
+ Bữa cơm hôm nay tươi hơn hôm qua.
Câu 3: Đọc các thành ngữ, tục ngữ sau và thực hiện yêu cầu:
a. Chỉ ra cặp từ đồng nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ.
b. Đặt câu với 1 - 2 thành ngữ, tục ngữ đã cho.
Hướng dẫn chi tiết:
a. Cặp từ đồng nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ:
- Ở hiền gặp lành: hiền - lành
- Nhìn xa trông rộng: nhìn - trông
- Non xanh nước biếc: xanh - biếc
b. Đặt câu
- Công ty phát triển nhờ đội ngũ lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng.
- Những câu chuyện cổ tích đã dạy cho chúng ta bài học vô cùng quý giá đó là “ở hiền gặp lành”.
Câu 4: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Mười lăm năm…mỗi sáng chiều
Bác Hồ chăm chút, nâng niu từng cành
Cây càng khỏe, lá càng xanh
Như miền Nam đó trưởng thành nở hoa
Cành cao che mát sân nhà
Từng ôm bóng dáng Cha già sớm trưa
Dạn dày sương gió nắng mưa
Trái ngon vẫn đậu đợi mùa chín thơm
Mặc cho lửa đạn mưa bom
Ong xây bọng mật trong vòm lá xanh
Đã nghe thơm nắng Ba Đình
Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười
Cây ơi! Ơn Bác đời đời
Bác đi - Con cháu thay Người chăm cây!
Quốc Tấn
a. Tìm các danh từ được viết hoa đề thể hiện sự tôn trọng đặc biệt trong đoạn thơ.
b. Việc viết hoa các danh từ đó nói lên tình cảm gì của tác giả và nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ?
Hướng dẫn chi tiết:
a. Các danh từ viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt trong đoạn thơ: Bác Hồ, Cha, Bác, Người.
b. Việc viết hoa các danh từ đó cho thấy tình cảm yêu mến, kính trọng và biết ơn của tác giả và nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ
TIẾT 4
Đề bài: Viết bài văn tả một cơn mưa.
Hướng dẫn chi tiết:
Mùa hè không chỉ có ánh nắng chói chang nhuộm vàng khắp các con đường mà mùa hè còn có những cơn mưa rào chợt đến rồi chợt đi
Những cơn mưa mùa hè thường đến vào buổi chiều, sau một ngày nắng nóng và oi ả. Bỗng nhiên từ đâu, từng đám mây đen kéo đến khiến bầu trời đen lại. Mọi vật dường như tối sầm lại. Những đám mây đen giống như một bàn tay khổng lồ đang ôm trọn cả bầu trời, nhìn mà đáng sợ. Chẳng bao lâu sau, cơn gió nổi lên cuốn theo những đám lá khô trên đường bay khắp nơi. Cây cố thì nghiêng ngả theo cơn gió như sắp đổ vậy. Mọi người trên đường ai cũng đang hối hả, hòa theo dòng người để trở về nhà để cho kịp tránh khỏi cơn mưa sắp đến.
Trời nổi cơn giông đã xua đi cái không khí oi ả ban sáng. Một lúc sau, mưa kéo đến. Những hạt mưa rơi xuống khắp các mái nhà, vườn cây, con đường... Tiếng mưa rơi kêu rào rào nghe thật vui tai. Mưa càng lúc càng nặng hạt, những hạt nước mưa trong veo rơi xuống như trút nước. Những hạt nước ấy đang đem nguồn sống tươi mát cho vạn vật. Mưa mùa hạ đến rất nhanh, nhưng đi cũng rất nhanh. Chẳng bao lâu sau, cơn mưa đã ngớt dần rồi tạnh hẳn.
Sau cơn mưa, bầu trời cao và trong xanh hơn. Cây cối cũng trở nên tươi tắn hơn. Và con người cảm thấy dễ chịu hơn.
Những cơn mưa rào dường như đã trở thành biểu tượng của mùa hạ. Mà sau những ngày hè nóng bức, ai cũng đợi chờ
TIẾT 5
…
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài Ôn tập giữa học kì I (Tiết 1)