Đáp án Vật lí 10 cánh diều Bài Giới thiệu mục đích học tập môn vật lý
File Đáp án Vật lí 10 cánh diều Bài Giới thiệu mục đích học tập môn vật lý. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)
BÀI GIỚI THIỆU MỤC ĐÍCH HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VẬT LÍ HỌC VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÍ
Câu 1: Hãy mô tả sơ lược nội dung nghiên cứu của một nhà vật lý mà em biết.
Trả lời:
Isaac Newton là một nhà khoa học, nhà vật lý nổi với nhiều công trình nghiên cứu lớn. Nội dung nghiên cứu của ông rất đa dạng từ Cơ học cho đến Quang học và rất nhiều đề tài khác nữa.
An-be Anh-xtanh là một nhà vật lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại. Nội dung nghiên cứu của ông cũng rất đa dạng, nổi tiếng nhất là về Cơ học lượng tử với phương trình sự tương đối khối lượng và năng lượng E=m.C2
Câu 2: Học tốt môn vật lý sẽ giúp ích gì cho bạn
Trả lời:
Học tốt môn Vật lí sẽ giúp bạn rèn luyện, phát triển nhân cách của mình. Đồng thời bạn sẽ có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường.
Bạn sẽ có thể vận dụng được một số kĩ năng mà các nhà khoa học thường dùng trong nghiên cứu khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí.
Giúp bạn nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.
II. VẬT LÍ VỚI CUỘC SỐNG, KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Câu 1: Lấy ví dụ chứng tỏ tri thức vậy lý giúp tránh được nguy cơ tổn hại về sức khỏe hoặc tài sản
Trả lời:
Tri thức vật lí là cơ sở giúp bạn hiểu cách hoạt động của lò vi sóng, giúp bạn biết vì sao không được cho vậ kim loại vào lò và tại sao hoạt động của lò vi sóng có thể ảnh hưởng đến máy điều hòa nhịp tim.
Tri thức vật lí giúp mô tả cách dòng điện chạy qua các mạch điện trong gia đình, tránh được các vụ cháy nổ, …
Câu 2: Lấy ví dụ và phân tích ảnh hưởng của vật lí đối với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ.
Trả lời:
Vật lý với sự phát triển của công nghệ nanô: công nghệ nanô nghiên cứu về những đối tượng có kích thước vô cùng nhỏ cỡ nanômét, cách kiểm soát năng lượng và chuyển động ở cấp độ nguyên tử. Từ đó công nghệ nanô cho phép thao tác và sử dụng vật liệu ở tầm phân tử, làm tăng và tạo ra tính chất đặc biệt của vật liệu, giảm kích thước của các thiết bị, hệ thống đến kích thước cực nhỏ. Từ đó công nghệ này góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khoa học kỹ thuật và làm thay đổi đáng kể cuộc sống của chúng ta. Ví dụ: Chiếc máy tính của con người hiện nay so với chiếc máy tính đời đầu đã nhỏ gọn hơn rất nhiều, do các linh kiện điện tử nhỏ hơn nhưng có hiệu quả cao hơn.
Vật lý với sự phát triển của laser và y học: tia laser được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong y học với độ kết hợp và tính định hướng cao. Dao mổ bằng laser là dụng cụ mạng lại lợi ích to lớn trong phẫu thuật. Bằng loại dao mổ vô cùng tiện dụng này, bác sỹ có thể thực hiện những vết mổ rất nhỏ, mau lành và thậm chí không để lại sẹo trên da.
Vật lý với sự phát triển giao thông: vật lý lượng tử và vật lý bán dẫn góp phần tạo ra công nghệ chế tạo pin và acqui thế hệ mới có thể lưu trữ năng lượng nhiều hơn. Điều này thúc đẩy ngành sản xuất ô tô điện, tạo ra các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
III.TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓ ĐỘ VẬT LÍ
Câu 1: Mô tả các bước tiền trình tìm hiểu tự nhiên bạn đã học
Trả lời:
Các bước tiến trình tìm hiểu tự nhiên:
- Quan sát, suy luận
- Đề xuất vấn đề
- Hình thành giả thuyết
- Kiểm tra giả thuyết
- Rút ra kết luận
Câu 2: Lấy ví dụ minh họa các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
Trả lời:
Ví dụ minh họa các bước:
Bước 1: Từ quan sát thu được: vật chắn ánh sáng nên tạo ra bóng.
Bước 2: Vậy ánh sáng truyền theo đường cong hay đường thẳng?
Bước 3: Có thể dưa ra giả thuyết: Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Bước 4: Để kiểm tra giả thuyết này, ta tiến hành thí nghiệm như mô tả trên
Bước 5: Kết quả thí nghiệm đã ủng hộ giả thuyết: Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Câu 3: Lấy ví dụ về một vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết.
Trả lời:
Đặt một chuông điện trong một bình thủy tinh kín (hình 8). Cho chuông điện kêu rồi dùng máy bơm hút dần không khí ra khỏi bình. Khi không khí trong bình càng ít, tiếng chuông nghe được càng nhỏ. Đến khi trong bình gần như hết không khí, cũng gần như không nghe được tiếng chuông nữa. Sau đó, nếu cho không khí vào bình, bạn lại nghe được tiếng chuông.
Vậy trong chân không, sóng âm có truyền được không?
Ta biết rằng, sóng âm truyền được trong chất rắn, lỏng, khí vì các phân tử tạo nên các chất ấy đã dao động và truyền sóng âm từ nguồn âm ra xung quanh. Như vậy, nếu không có các pân tử dao động thì sóng âm không truyền được từ nguồn âm ra xung quanh.
=> Từ đây có thể suy luận rằng: vì trong chân không không có các phần tử dao động nên sóng âm không truyền được trong chân không.
Câu 4: Lấy ví dụ về các yếu tố có thể gây ra sai số ngẫu nhiên khi bạn đo bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài
Trả lời:
Các yếu tố có thể gây ra sai số ngẫu nhiên khi bạn đo bằng
Đồng hồ bấm giây :
Bấm bắt đầu hoặc ngắt không đúng lúc
Chưa hiệu chỉnh thời gian về đúng số 0
Thời tiết
Thước đo chiều dài:
Cách đặt mắt sai
Cách đặt thước sai
Chọn loại thước chưa phù hợp (đo chu vi của vật hình tròn ta dùng thước dây, đo đoạn thẳng trên bảng dùng thước thẳng)
Chọn thước có độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo chưa phù hợp.
Câu 5: Đo chiều dày của một cuốn sách, được kết quả: 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Tính giá trị trung bình chiều dày cuốn sách. Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo này là bao nhiêu?
Trả lời:
Ta có:
Vậy trung bình chiều dày cuốn sách là 2,4 cm
Ta có:
Vậy sai số tuyệt đối trung bình là 0,05 cm
Câu 6: Tìm những chữ số có nghĩa trong các số: 215; 0,56; 0,002; 3,8.104.
Trả lời:
215: có ba chữ số có nghĩa: 2, 1, 5
0,56: có hai chữ số có nghĩa: 5, 6
0,002: có một chữ số có nghĩa: 2
3,8.104: có hai chữ số có nghĩa: 3, 8
Câu 7: Thực hiện phép tính và viết kết quả đúng chữ số có nghĩa
a, 127 + 1,60 + 3,1
b, (224,612 x 0,31) : 25,116
Trả lời:
a, 127 + 1,60 + 3,1=131.70
b, (224,612 x 0,31) : 25,116= 2.8
Câu 8:
Bảng 1 SGK T.13
Thời gian rơi (s) | ||||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 | Lần 5 |
0,2027 | 0,2024 | 0,2023 | 0,2023 | 0,2022 |
- a) Tính giá trị trung bình của thời gian rơi.
- b) Tìm sai số tuyệt đối trung bình.
Trả lời:
- a) Giá trị trung bình của thời gian rơi là:
(0,2027 + 0,2024+ 0,2023+ 0,2023+ 0,2022) :5= 0,2024
b)
- Sai số tuyệt đối ứng với 5 lần đo là:
- Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo thời gian là:
Câu 9:
Bạn đã học những quy định an toàn nào trong phòng thực hành?
Nêu một số biển cảnh báo có trong phòng thực hành ở môn Khoa học tự nhiên.
Trả lời:
Một số quy định an toàn trong phòng thực hành:
Để cặp, balo, đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
Đầu tóc gọn gàng
Sử dụng dụng cụ bảo hộ (như gang tay, khẩu trang, vv) khi làm thí nghiệm.
Làm thí nghiệm khi có hướng dẫn và giám sát của giáo viên
Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành
Thu gom, sắp xếp các hóa chaarsts, rác thải sau khi thực hành.
Một số cảnh báo trong phòng thí nghiệm môn khtn:
Chất dễ cháy
Chất ăn mòn
Chất độc môi trường
Chất độc sinh học
Nguy hiểm về điện
Hóa chất độc hại
Cấm sử dụng nước uống
Cấm lửa
Nơi cố bình chữa cháy
Lối thoát hiểm
Câu 10: Thảo luận để nêu được tác dụng của việc tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành.
Trả lời:
Tác dụng của việc tuân thủ an toàn trong phòng thực hành là :
Hoàn thành tốt bài học giáo viên yêu cầu
Tránh những rủi ro có thể xảy ra tới bản thân và mọi người xung quanh.