Đáp án Vật lí 10 cánh diều Chủ đề 1 Bài tập chủ đề 1
File Đáp án Vật lí 10 cánh diều Chủ đề 1 Bài tập chủ đề 1 . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 1 BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 1
Câu 1: Trái Đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo có bán kính 150 000 000 km
a, Phải mất bao lâu để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất. Biết tốc độ của ánh sáng trong không gian là 3,0 x108 m/s
b, Tính tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Giải thích vì sao đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất.
Trả lời:
a, Đổi 150 000 000 km = 150 000 000 000 m =1,5x 1011
Thời gian để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất là:
t=S/v= 1,5 x1011 /(3,0x108) = 500 (s)= 8 phút 20 giây
b, Chu vi quỹ đạo Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời là : 9,42.108 (km)
(Đây cũng chính là quãng đường mà Trái Đất đi được trong 1 năm)
Đổi 1năm = 8760 giờ
Vậy tốc độ quay quanh mặt trời của Trái Đất là : v=s/t= 9,42. 108/8760 =10,75 .104 (km/h)
Vì Trái Đất Quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo là hình tròn nên độ dời cứ sau 1 vòng quay lại trở về 0. Vì vậy đây là tốc độ trung bình không phải vận tốc.
Câu 2: Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2,0m/s về phía đông. Sau khi đi được 2,2km, người này đi ô tô về phía bắc trong 15 phút với vận tốc 60 km/h. Bỏ qua thời gian chuyển từ thuyền lên ô tô. Tìm:
a, Tổng quãng đường đã đi.
b, Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp.
c, Tổng thời gian đi.
d, Tốc độ trung bình tính bằng m/s.
e, Độ lớn của vận tốc trung bình.
Trả lời:
a, Đổi 15 phút = 0,25 giờ
Tổng quãng đường đã đi là: S= 2,2 + 0,25.60 = 17,2 (km)
b, Độ dịch chuyển tổng hợp là:x
ta có x2= 2,22 + (0,25.60)2 =229,84
=> x = 15,16 (km)
c, Đổi 2,2 km = 2200m
15 p = 900 s
Thời gian đi thuyền là : t=s/v= 2200/2 = 1100 (s)
Tổng thời gian di chuyển là 1100+900= 2000s
d, đổi 17,2 km= 17200 m
Tốc độ trung bình là : S/t= 17200/2000=8,6 (m/s)
e, Đổi 15,16km= 15160 m
Độ lớn của vận tốc trung bình là : x/t= 15160/2000= 7,58 ( m/s)
Câu 3: Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t=0, người A đi với tốc độ không đổi là 3m/s qua chỗ người B đang ngồi trên xe đạp đứng yên. Cũng tại thời điểm đó người B bắt đầu đuổi theo người A. Tốc độ của người B tăng từ thời điểm t=0,0 , cho đến t=5,5s khi đi được 10m. Sau đó người B đi với tốc độ không đổi là 4m/s
a, Vẽ đồ thị dịch chuyển thời gian của người A từ t=0 đến t=12s
b, Khi nào người B đuổi kịp người A ?
c, Người B đi được bao nhiêu mét trong khoảng thời gian tốc độ không đổi( cho đến khi gặp nhau)?
Trả lời:
a, Bảng giá trị:
Thời gian (s) | 0,0 | 3 | 6 | 9 | 12 |
Độ dịch chuyển (m) | 0,0 | 9 | 18 | 27 | 36 |
Đồ thị dịch chuyển thời gian của người A:
b, Gọi thời gian người B đuổi kịp người A là 5,5 + t
Quãng đường người A đi được sau khoảng thời gian t là 3. (5,5 + t)
Quãng đường người B đi được sau khoảng thời gian t là: 10 + 4t
Khi người B đuổi kịp người A chứng tỏ quãng đường là bằng nhau:
3. (5,5 +t ) = 10+4t
=> 16,5 +3t = 10+4t
t = 6,5
Vậy sau 6s người B đuổi kịp người A
c, Đến khi gặp nhau người B đi được số mét trong khoảng vận tốc không đổi là : 4.6,5=26 (m)