Đáp án Vật lí 8 kết nối tri thức Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng
File đáp án KHTN 8 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức
BÀI 19 ĐÒN BẨY VÀ ỨNG DỤNG
I. TÁC DỤNG CỦA ĐÒN BẨY
Từ kết quả thí nghiệm, trả lời các câu hỏi sau:
- CH. Đòn bẩy AB có tác dụng thay đổi hướng lực tác dụng khi nâng quả nặng như thế nào?
Trả lời:
Đòn bẩy AB có tác dụng làm lực tác dụng khi nâng quả nặng một lực hướng từ trên xuống.
- CH. Khi nào đòn bẩy cho ta lợi về lực?
Trả lời:
Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật đòn bẩy có thể được lợi về lực.
- CH. Xác định điểm tựa cánh tay đòn trong các trường hợp hình 19.2 Trang 80
Trả lời:
- Xe Cút kit
- Xà beng bẩy vật.
- Búa nhổ đinh
- CH. Sử dụng đòn bẩy như hình 19.2 Trang 80 có thể làm đổi hướng tác dụng lực như thế nào?
Trả lời:
- Trong hình 19.2a đòn bẩy không có tác dụng làm thay đổi hướng tác dụng lực.
- Trong hình 19.2b và 19.2c đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng tác dụng lực:
+ Muốn nâng vật trong hình 19.2b một cách trực tiếp ta cần tác dụng lực nâng có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên. Tuy nhiên, khi dùng đòn bẩy, đã làm thay đổi hướng tác dụng lực, lực tác dụng có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.
+ Muốn nhổ chiếc đinh trong hình 19.2c trực tiếp ta cần tác dụng lực có phương vuông góc với tường, chiều hướng ra ngoài tường. Tuy nhiên, khi dùng đòn bẩy, đã làm thay đổi hướng tác dụng lực, lực tác dụng có phương song song với tường, chiều từ trên xuống dưới.
II. CÁC LOẠI ĐÒN BẨY
- CH.Hình 19.6 Trang 81 vẽ các dụng cụ, các vật có cấu tạo và chức năng của đòn bẩy.
- Em hãy chỉ rõ loại đòn bẩy trong từng trường hợp.
- Sử dụng đòn bẩy như vậy đem lại lợi ích như thế nào?
Trả lời:
Hình |
Loại đòn bẩy |
Tác dụng |
19.6a |
Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực |
Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (câu được cá nhanh hơn). |
19.6b |
Đòn bẩy loại 1 |
Cho lợi về lực (mở được nắp bia dễ dàng). |
19.6c |
Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực |
Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (gắp thức ăn dễ dàng). |
19.6d |
Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực |
Nâng được vật nặng (làm vỡ được vật cứng khi cần một lực tác dụng lớn). |
19. 6e |
Đòn bẩy loại 1 |
Cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn (làm thuyền di chuyển dễ dàng). |
19.6g |
Đòn bẩy loại 1 |
Cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn (cắt đồ vật dễ dàng). |
- CH. Mô tả cách sử dụng đòn bẩy để tận dụng trọng lượng của người để nâng vật lên cao trong tình huống ở đầu bài học.
Trả lời:
Cách sử dụng đòn bẩy để tận dụng trọng lượng của người để nâng vật lên cao trong tình huống ở đầu bài học: Ta sử dụng bàn tay như một điểm tựa và cánh tay chính là cánh tay đòn.
- CH. Lấy các ví dụ khác về mỗi loại đòn bẩy trong cuộc sống và phân tích tác dụng của chúng.
Trả lời:
Ví dụ:
Đòn bẩy loại 1: cái bập bênh, cái cân đòn, cái búa kẹp để nhổ đinh. Hiệu quả cơ học là bất kỳ, có thể ít hơn, bằng hoặc nhỏ hơn 1
Đòn bẩy loại 2 lợi về lực: xe rùa, cái kìm tách hạt, cái mở nắp chai hay bàn đạp phanh ô tô, trong đó cánh tay đòn của tải nhỏ hơn cánh tay đòn của lực đầu vào, và hiệu quả cơ học luôn lớn hơn 1.
Đòn bẩy loại 2 không lợi về lực: một cặp nhíp, cái búa, một cặp đũa hay cái gắp, cần câu cá hay xương hàm dưới của hộp sọ người. Cánh tay đòn của lực đầu vào nhỏ hơn cánh tay đòn của tải, nên hiệu quả cơ học luôn bé hơn 1
III. ỨNG DỤNG CỦA ĐÒN BẨY
- CH. Đòn bẩy trong máy bơm nước bằng tay (hình với 19.7 trang 81) là đòn bẩy loại nào? Sử dụng máy bơm nước này cho ta những lợi ích gì?
Trả lời:
Đòn bẩy trong máy bơm nước bằng tay (hình với 19.7) là đòn bẩy loại I.
Sử dụng máy bơm nước này cho ta lợi ích về lực: độ lớn của lực khi nâng xô nước có điểm tựa nhỏ hơn so với độ lớn của lực khi nâng xô nước có điểm tựa.
- CH. Dựa trên cấu tạo của cơ thể và tác dụng của đòn bẩy em hãy đưa ra tư thế ngồi để tránh mỏi cổ.
Trả lời:
Dựa trên cấu tạo của cơ thể và tác dụng của đòn bẩy em hãy đưa ra tư thế ngồi để tránh mỏi cổ: giữ cổ ở vị trí thẳng trục với cột sống.
- CH. Em hãy giải thích vì sao khi cầm vật nặng ta cần gập sát cánh tay và bắp tay.
Trả lời:
Khi cầm vật nặng ta cần gập sát cánh tay và bắp tay để giá của lực F1 theo phương vuông góc giúp giảm độ lớn của lực tác dụng
=> Giáo án vật lí 8 kết nối bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng