Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 cánh diều Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 cánh diều Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 22: SỰ ĐA DẠNG CỦA THẾ GIỚI SINH VẬT. CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT. RỪNG NHIỆT ĐỚI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hãy cho biết ở nước ta, thành phố Sapa có thể phát triển các loại rau quả ôn đới (đào, mận, dâu tây, rau cao cấp), các loại hoa xứ lạnh. Đây là biểu hiện rõ nhất của sự phân bố thực vật theo?

  1. Độ cao địa hình.
  2. Hướng sườn.
  3. Đất.
  4. Vĩ độ.

Câu 2: Cho biết các loài động vật nào thuộc loài động vật di cư?

  1. Gấu trắng Bắc Cực.
  2. Thú túi đuôi quấn châu Phi.
  3. Vượn cáo nhiệt đới.
  4. Các loài chim, rùa.

Câu 3: Động vật nào sau đây thường ngủ vào mùa đông?

  1. Cá voi.
  2. Gấu trắng.
  3. Cá tra.
  4. Chó sói.

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về rừng nhiệt đới:

  1. Rừng nhiệt đới được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất.
  2. Rừng chiếm hơn 2/3 số loài trên Trái đất.
  3. Rừng nhiệt đới có cấu trúc tầng tán phức tạp.
  4. Rừng nhiệt đới có rất nhiều giá trị về tài nguyên

Câu 5: Nguyên nhân nào khiến thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu Nam?

  1. Đới lạnh ở bán cầu Nam không có đất, chỉ có băng tuyết.
  2. Bán cầu Nam không có đới lạnh.
  3. Bán cầu Nam không có nhiều núi cao như bán cầu Bắc.
  4. Bán cầu Bắc có nhiều kiểu khí hậu.

Câu 6: Ở nước ta, chăn nuôi gia súc lớn phát triển ở khu vực nào? Vì sao?

  1. Chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long do gần nguồn thức ăn.
  2. Chủ yếu ở các vùng trung du, miền núi vì có nhiều đồng cỏ tự nhiên.
  3. Chăn nuôi nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình vì giá trị kinh tế không cao.
  4. A và B đều đúng.

Câu 7: Các loài động vật như sao biển, bạch tuộc thường sống ở độ sâu bao nhiêu mét?

  1. 200m (vùng biển khơi mặt)
  2. 500m (vùng biển khơi trung)
  3. 1000m (vùng biển khơi sâu)
  4. 4000m (vùng biển khơi sâu thẳm)

Câu 8: Hoạt động nào sau đây của con người giúp mở rộng phạm vi phân bố của động, thực vật?

  1. Phá rừng bừa bãi.
  2. Săn bắn động vật quý hiếm.
  3. Lai tạo ra nhiều giống.
  4. Đốt rừng làm nương rẫy.

Câu 9: Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở:

  1. Hai bên xích đạo.
  2. Hai cực.
  3. Khắp nơi trên thế giới.
  4. Đồng bằng.

Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự đa dạng của sinh vật:

  1. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở thành phần loài.
  2. Số lượng các loài sinh vật không ổn định mà luôn thay đổi theo xu hướng tăng lên.
  3. Trên lục địa, thực vật và động vật đều rất đa dạng, tập trung chủ yếu ở đới nóng và đới ôn hòa.
  4. Ở biển và đại dương, thực vật chủ yếu là các loài rong, tảo sống gần bờ; động vật rất đa dạng và phong phú.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

B

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

C

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải là ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật?

  1. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
  2. Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
  3. Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.
  4. Trồng và bảo vệ rừng.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật là do:

  1. Sự phát triển thực vật thay đổi môi trường sống của động vật.
  2. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật.
  3. Thực vật là nơi trú ngụ và bảo vệ của tất cả các loài động vật.
  4. Sự phát tán của thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.

Câu 3: Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu so với thực vật?

A.Nhiều hơn thực vật.

  1. Ít hơn thực vật.
  2. Tương đương nhau.
  3. Tùy loài động vật.

Câu 4: Ngành chăn nuôi gia súc lớn của nước ta chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn từ:

  1. Sản xuất lương thực, thực phẩm.
  2. Thức ăn chế biến công nghiệp.
  3. Phụ phẩm của ngành thủy sản.
  4. Các đồng cỏ tự nhiên.

Câu 5: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nào sau đây?

  1. Gió, nhiệt độ, hơi nước, ánh sáng, độ ẩm.
  2. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
  3. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
  4. Khí áp, gió, nhiệt độ, nguồn nước, ánh sáng.

Câu 6: Các loài động vật như ngựa, khỉ, voi, hươu,.. thường phân bố ở đới khí hậu nào?

  1. Đới lạnh.
  2. Đới nóng.
  3. Đới ôn hòa.
  4. 2 cực.

Câu 7: Vì sao các loài chim cánh cụt có thể sống ở vùng Nam cực lạnh lẽo nhất thế giới?

  1. Chim cánh cụt muốn tránh những kẻ thù săn mồi khác
  2. Nếu không sống ở Nam Cực, chim cánh cụt sẽ không tìm được nguồn thức ăn.
  3. Do cấu tạo cơ thể chim cánh cụt có thể thích nghi với khí hậu lạnh ở Nam cực.
  4. A và B đều đúng

Câu 8: Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật nào sau đây?

  1. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm và cây bụi.
  2. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.
  3. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, cây bụi lá cứng cận nhiệt.
  4. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc.

Câu 9: Những loài thực vật tiêu biểu ở miền cực có khí hậu lạnh giá là:

  1. Cây lá kim.
  2. Cây lá cứng. 
  3. Rêu, địa y.
  4. Sồi, dẻ, lim.

Câu 10: Loài động vật biển nào sau đây đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

  1. Cá ba sa.
  2. Cá heo.
  3. Rái cá biển Bắc.
  4. Cá nhà táng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

B

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

B

C

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày sự phân bố của sinh vật trên thế giới

Câu 2 (4 điểm). Quan sát lược đồ sau và trình bày sự phân bố của rừng nhiệt đới?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Trên lục địa, thực vật và động vật đều rất đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu ở đới nóng và đới ôn hoà. Ở đới lạnh và vùng có độ cao từ 6 000 m trở lên, sinh vật chủ yếu là các loài đặc hữu.

Ở biển và đại dương, thực vật chủ yếu là các loài rong, tảo sống gần bờ; động vật rất phong phú và đa dạng do môi trường sống ở biển và đại dương ít bị biến động hơn so với trên đất liền. Chúng sống ở tất cả các tầng của đại dương, kể cả ở các vùng biển khơi sâu tới vùng vực thẳm đáy đại dương. Ước tính động vật, thực vật ở biển và đại dương có khoảng 200 000 loài, riêng cá biển có khoảng trên 19 000 loài

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến, chỉ có một số nơi như chân núi Hi-ma-lay-a và chân núi An-đet vượt qua giới hạn này, đến khoảng vĩ tuyến 30°.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Phân biệt rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa?

Câu 2 (4 điểm). Kể tên một số loài động thực vật nhiệt đới?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Rừng mưa nhiệt đới

Rừng mưa nhiệt đới gió mùa

- Được hình thành ở nơi mưa nhiều quanh năm

- Chủ yếu phân bố ở lưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á.

- Rừng rậm rạp, có 4 – 5 tầng.

- Phát triển ở những nơi có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt (Đông Nam Á, Đông Ấn Độ,... ).

- Phần lớn các cây trong rừng rụng lá vào mùa khô.

- Cây trong rừng thấp hơn và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Nhiều loài leo trèo giỏi, nhiều côn trùng, chim, thú,...; xa van và thảo nguyên có nhiều loài ăn cỏ, chạy nhanh như ngựa, linh dương,... và các loài ăn thịt như sư tử, linh cẩu,...

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Hoàn thành câu sau: Khí hậu ảnh hưởng . . . tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

  1. Nhiều.
  2. Gián tiếp.
  3. Trực tiếp.
  4. Ít.

Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự đa dạng của sinh vật:

  1. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở thành phần loài.
  2. Số lượng các loài sinh vật không ổn định mà luôn thay đổi theo xu hướng tăng lên.
  3. Trên lục địa, thực vật và động vật đều rất đa dạng, tập trung chủ yếu ở đới nóng và đới ôn hòa.
  4. Ở biển và đại dương, thực vật chủ yếu là các loài rong, tảo sống gần bờ; động vật rất đa dạng và phong phú.

Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật là do:

  1. Sự phát triển thực vật thay đổi môi trường sống của động vật.
  2. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật.
  3. Thực vật là nơi trú ngụ và bảo vệ của tất cả các loài động vật.
  4. Sự phát tán của thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.

Câu 4. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về rừng nhiệt đới:

  1. Rừng nhiệt đới được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất.
  2. Rừng chiếm hơn 2/3 số loài trên Trái đất.
  3. Rừng nhiệt đới có cấu trúc tầng tán phức tạp.
  4. Rừng nhiệt đới có rất nhiều giá trị về tài nguyên.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Chứng minh rằng sinh vật trên thế giới rất đa dạng?

Câu 2 (2 điểm): Nêu một số biện pháp để bảo vệ các loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

B

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Sinh vật trên Trái Đất hết sức đa dạng:

- Sinh vật dưới đại dương: có cả thực vật và động vật; thành phần loài khác nhau, thay đổi theo vùng biển và độ sâu.

 - Sinh vật trên lục địa: khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất do điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa khác nhau, nên thực vật hết sức đa dạng, đi kèm là các loài động vật

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Biện pháp bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng: lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, trồng rừng, nghiêm cấm việc khai thác quá mức của con người,...

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Sinh vật bao gồm:

  1. Thực vật, động vật.
  2. Vi sinh vật, thực vật, động vật.
  3. Vi sinh vật, thực vật.
  4. Thực vật, động vật, vi sinh vật và các dạng sống khác.

Câu 2. Nằm trong khoảng từ 600B đến cực Bắc và từ đến 600N đến cực Nam là:

  1. Đới nóng.
  2. Đới ôn hòa.
  3. Đới lạnh.
  4. Cả A, B, C đều sai.

Câu 3.  Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở:

  1. Đới ôn hòa và đới lạnh.
  2. Xích đạo và nhiệt đới.
  3. Đới nóng và đới ôn hòa.
  4. Đới lạnh và đới nóng.

Câu 4. Nằm trong khoảng từ 300B đến 300N, có nhiệt độ cao và lượng mưa lớn là:

  1. Đới nóng.
  2. Đới ôn hòa.
  3. Đới lạnh.
  4. Cả A, B, C đều sai.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Kiểu rừng nhiệt đới nào chiếm ưu thế ở Việt Nam?

Câu 2 (2 điểm): Nêu các tầng của thảm thực vật rừng nhiệt đới?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

C

C

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Ở nước ta, kiểu rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế. Tuỳ thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa sẽ có đặc điểm khác nhau. Ở vùng mưa nhiều, rừng có khá nhiều tầng, trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô. Ở nơi ít mưa có đồng cỏ nhiệt đới. Ở vùng ven biển có rừng ngập mặn

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Rừng nhiệt đới bao gồm: tầng thảm tươi, tầng dưới tán, dây leo thân gỗ, cây thuộc tầng tán chính và cây thuộc tầng vượt tán

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay