Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 1 Văn bản 1: Thánh Gióng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 1 Văn bản 1: Thánh Gióng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: THÁNH GIÓNG
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào?
- Cổ tích
- Thần thoại
- Ngụ ngôn
- Truyền thuyết
Câu 2: Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?
- Cậu có hình dạng một quả dừa
- Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười
- Cậu núp trong thân thể một con cóc
- Cậu đã sinh ra từ tảng đá
Câu 3: Thời bấy giờ, bọn giặc nào đã xâm lược bờ cõi nước ta?
- Giặc Ân
- Giặc Tống
- Giặc Minh
- Giặc Thanh
Câu 4: Thánh Gióng đòi nhà vua phải sắm cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?
- Một đội quân bằng sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt
- Một đội quân bằng sắt, một áo giáp sắt và một cái nón sắt
- Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt
- Một con ngựa sắt, một đội quân bằng sắt và một áo giáp sắt
Câu 5: Trong truyện Thánh Gióng, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?
- Gươm, giáo cướp được của quân giặc
- Dùng tay không
- Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc
- Cho ngựa phun lửa vào quân giặc
Câu 6: Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
- Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân
- Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta
- Ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước
- Tất cả đều đúng
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Sự ra đời của Thánh Gióng có điều gì kì lạ?
Câu 2 (2 điểm): Hình tượng bà con làng xóm góp gạo thổi cơm nuôi chú bé có ý nghĩa như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
D |
B |
A |
C |
C |
D |
- Phần tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Bà mẹ ra đồng, ướm chân mình lên một vết chân rất to, về nhà bà thụ thai - Mười hai tháng mang thai, sinh ra một đứa bé khôi ngô - Đến ba tuổi, đứa bé không biết nói, biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy => Sự ra đời độc đáo từ cách mang thai, đến quá trình trưởng thành của cậu bé trái ngược với quy luật thông thường của tự nhiên |
0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm - Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước => Gióng lớn lên trong vòng tay của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của nhân dân => Người anh hùng chính là người đại diện cho sức mạnh của nhân dân |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Vì sao có thể xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?
- Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
- Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử
- Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
- Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
Câu 2: Cha mẹ cậu Gióng là người như thế nào?
- Hai người kết hôn muộn nên không có con
- Giàu có nhưng không có con
- Là những nông dân chăm chỉ, phúc đức, ao ước có một đứa con
- Hai người là những người trên thiên đình được phái xuống
Câu 3: Nhờ đâu mà Thánh Gióng biết nói?
- Khi bọn giặc xâm lăng
- Khi nghe tiếng rao của sứ giả
- Khi cha mẹ dạy cậu nói
- Khi làng xóm đến chơi
Câu 4: Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của người Việt Nam ta?
- Tương thân tương ái
- Yêu nước
- Đoàn kết
- Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện?
- Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
- Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
- Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
- Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
Câu 6: Sự thật lịch sử nào không được phản ánh trong truyện?
- Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu
- Thánh Gióng ăn bao nhiêu cơm cũng không no
- Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng
- Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Thánh Gióng đã bộc lộ những phẩm chất nào trong truyện?
Câu 2 (2 điểm): Truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ gì của cha ông ta?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
B |
C |
B |
D |
A |
B |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Nói với sứ giả những yêu cầu về tư trang => Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì đất nước - Đến nơi có giặc để chặn đánh => Chủ động trong tình thế, sức mạnh hơn người. - Nhổ những cụm tre để thay thế roi sắt bị gãy => Sức mạnh phi phàm, sự thông minh, nhanh nhạy trong chiến đấu - Đánh giặc xong cưỡi ngựa bay lên trời => Phẩm chất trong sạch |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Sự thật lịch sử: nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh chống lại quân thù - Mơ ước về một hình mẫu lí tưởng về một người anh hùng tràn đầy sức mạnh, khí thế hơn người - Phản ánh sức mạnh tiềm tàng ở trong nội lực con người và sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc |
1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |