Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 1 Văn bản 2: Thạch Sanh
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 1 Văn bản 2: Thạch Sanh. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: THẠCH SANH
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tác phẩm Thạch Sanh thuộc thể loại truyện dân gian nào?
- Cổ tích
- Thần thoại
- Ngụ ngôn
- Truyền thuyết
Câu 2: Nhờ đâu mà vợ chồng ông bà lão sinh ra Thạch Sanh?
- Vì người mẹ uống phải nước dừa
- Vì người mẹ dẫm vết chân to trong rừng
- Vì ông bà lão tốt bụng nên Ngọc Hoàng tặng cho người con
- Vì người mẹ gặp thần tiên
Câu 3: Trong truyện Thạch Sanh, vì sao Lí Thông muốn làm bạn với Thạch Sanh?
- Vì thương cảm cho số phận mồ côi của Thạch Sanh
- Vì muốn được che chở cho Thạch Sanh
- Vì thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, có Thạch Sanh ở cùng sẽ đem lại nhiều lợi ích
- Vì Lí Thông cũng có hoàn tương tự như Thạch Sanh
Câu 4: Việc Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh thể hiện chàng là người như thế nào?
- Thạch Sanh là người yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh đổ máu
- Thạch Sanh là một anh hùng trượng nghĩa, có dũng khí
- Thạch Sanh là một người nhút nhát, sợ hãi
- Thạch Sanh là người ngay thẳng, dũng cảm
Câu 5: Qua chi tiết Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
- Cho thấy những đặc điểm phi thường của người dũng sĩ
- Khẳng định nhà vua đối xử rất công bằng với mọi người
- Nhấn mạnh công chúa là một người trọng tình, trọng nghĩa
- Thể hiện khát vọng về sự công bằng, người ở hiền sẽ gặp lành
Câu 6: Kết truyện, Ngọc Hoàng biến mẹ con Lí Thông thành bọ hung, mang ý nghĩa gì?
- Thể hiện chân lý ác giả ác báo
- Đó là cái kết của những kẻ trơ tráo, bất nhân
- Đó là cái kết phù hợp với kết cấu thường thấy ở truyện cổ tích
- Tất cả các phương án trên
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tính cách và phẩm chất của chàng Thạch Sanh như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Thử thách thứ tư của Thạch Sanh là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
C |
C |
A |
D |
D |
- Phần tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Vừa bình thường, vừa khác thường + Bình thường: Là con của nông dân, sống nghèo khổ bằng nghề tiều phu + Khác thường: Là thái tử con của Ngọc Hoàng, được mang thai trong thời gian dài, được chỉ dạy võ nghệ tinh thông => Thể hiện ước mơ niềm tin con người bình thường cũng có tài năng hơn người |
0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Thử thách cuối cùng: chinh phục các nước chư hầu + Sử dụng nồi cơm niêu và âm thanh của nhạc cụ linh thiêng + Các nước chư hầu buộc phải phục tùng chàng => Niêu cơm thần tượng trưng cho khát vọng của dân tộc ta về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc => Tiếng đàn thần tượng trưng cho khát vọng hòa bình của nhân dân ta |
0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Nhận xét về sự ra đời của Thạch Sanh?
- Sự ra đời bình thường như bao đứa trẻ khác
- Sự ra đời kỳ lạ
- Sự ra đời nhiều biến cố
- Sự ra đời gắn với số phận lênh đênh
Câu 2: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống thần thánh với đời sống trần gian với mục đích gì?
- Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kì chiến thắng thiên nhiên
- Thỏa mãn ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm
- Ca ngợi phẩm chất, tài năng nhân vật cũng như chính nhân dân lao động
- Thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng, hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống
Câu 3: Khi quân giặc kéo đến, Thạch Sanh đã có hành động gì?
- Đem quân ra đánh kẻ thù
- Đầu hàng kẻ thù
- Đem đàn ra gảy
- Xây tường thành ngăn bước chân kẻ thù
Câu 4: Việc Thạch Sanh đem đàn ra gảy thu phục quân giặc nói lên điều gì?
- Thạch Sanh là một nhân tài văn võ song toàn
- Khát vọng hòa bình của ông cha ta
- Nhân dân ta thời đó rất yêu nghệ thuật
- Tất cả các phương án trên
Câu 5: Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội thể hiện qua tình tiết nào?
- Thạch Sanh được vua gả công chúa cho
- Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng
- Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt
- Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua
Câu 6: Truyện “Thạch Sanh” đã thể hiện được ước mơ gì của nhân dân?
- Ước mơ cái thiện thắng cái ác
- Ước mơ cuộc sống an nhàn
- Ước mơ sinh ra trong gia đình giàu có
- Ước mơ về một trí tuệ thông minh
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Thạch Sanh là người có tính cách gì? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm): Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
B |
D |
C |
B |
C |
A |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Thạch Sanh là người: + Nhân hậu, độ lượng, trong sáng, dễ tin lời người khác + Sẵn sàng cứu giúp mà không màng hoàn cảnh, sự đền ơn - Giải thích: + Thạch Sanh tin lời Lý Thông đi trông canh miếu chằn tinh, đem đầu con yêu quái cho Lý Thông + Thạch Sanh tha không giết mẹ con Lý Thông |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh - Khẳng định sức mạnh chính nghĩa, trừ hại cho dân của Thạch Sanh - Tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa - ước mơ, khát vọng công bằng, sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác |
0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm |