Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 3 Thực hành tiếng Việt: Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 3 Thực hành tiếng Việt: Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Từ nhiều nghĩa là gì?

  1. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên
  2. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
  3. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên
  4. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu

Câu 2: Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?

  1. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo

phương thức ẩn dụ, hoán dụ

  1. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ
  2. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
  3. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng

Câu 3: Từ đồng âm là gì?

  1. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
  2. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 4: Từ mượn là từ như thế nào?

  1. Do nhân dân tự sáng tạo ra
  2. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài
  3. Được xuất hiện trong từ điển
  4. Không có trong từ điển

Câu 5: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?

  1. Mắt biếc
  2. Mắt na
  3. Mắt lưới
  4. Mắt cây

Câu 6: Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm:

  1. Đồng sức đồng lòng
  2. Chung lưng đấu cật
  3. Bằng mặt nhưng không bằng lòng
  4. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu định nghĩa về từ đồng âm và từ đồng nghĩa. Cho ví dụ

Câu 2 (2 điểm): Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:

  1. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
  2. Tháng Tám mùa thu xanh thắm.
  3. Một vùng cỏ mọc xanh rì.
  4. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

A

A

B

A

B

  1. Phần tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh (thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa

-Ví dụ: Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

Ví dụ: đất nước, giang sơn, nước non, non nước

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

a. Xanh ngắt: Xanh một màu xanh trên diện rộng

b. Xanh tươi: Xanh tươi đằm thắm

c. Xanh rì: Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp

d. Xanh biếc: Xanh lam đậm và tươi ánh lên

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?

  1. Không lạm dụng từ mượn
  2. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
  3. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Đâu là nhận xét đúng về từ đồng âm?

  1. Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau
  2. Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau
  3. Là từ cùng nghĩa và cùng âm thanh
  4. Là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển

Câu 3: Đâu là đặc điểm của từ đa nghĩa ?

  1. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
  2. Trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác
  3. Cả A, B đều đúng
  4. Cả A, B đều sai

Câu 4: Những từ chứa các tiếng đồng âm là:

  1. Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa…
  2. Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường…
  3. Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, tác dụng…
  4. Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là

Câu 5: Để hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm ta cần phải làm gì?

  1. Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể
  2. Tìm gặp người nói hoặc người viết
  3. Tra từ điển nghĩa của các từ
  4. Các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Trong câu “Mẹ ơi cho con mượn cái laptop của mẹ nhé!”. Từ laptop ở đây có nghĩa là gì?

  1. Máy tính cầm tay
  2. Máy tính cây
  3. Máy tính bảng
  4. Máy tính xách tay
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tại sao không có các từ: khán gia, thính gia, độc gia?

Câu 2 (2 điểm): Kể tên một số từ mượn:

  1. Là tên các đơn vị đo lường
  2. Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp
  3. Là tên một số đồ vật

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

B

C

C

A

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Khán là xem

- Thính là nghe

- Độc là đọc

=> Xem, nghe, đọc không phải là nghề, do đó không có các từ khán gia, thính gia, độc gia được

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

a. Tên các đơn vị đo lường: ki-lô-mét, ki-lô-gam, xăng-ti-mét,...

b. Tên một số bộ phận của chiếc xe đạp: ghi-đông, gác-đờ-bu, pê-đan,...

c. Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô-lông, sa lông, bình tông,...

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay