Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 4 Văn bản 1: Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 4 Văn bản 1: Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: NGUYÊN HỒNG – NHÀ VĂN CỦA NHỮNG NGƯỜI CÙNG KHỔ

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ của tác giả nào?

  1. Phan Trọng Luận
  2. Nguyễn Đăng Mạnh
  3. Bình Nguyên
  4. Đinh Nam Khương

Câu 2: Trong đoạn đầu của văn bản, tác giả khắc họa Nguyên Hồng là một người?

  1. Mạnh mẽ
  2. Hài hước
  3. Dễ xúc động
  4. Khôn ngoan

Câu 3: Theo văn bản Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, Nguyên Hồng không khóc khi nào?

  1. Khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt
  2. Khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân
  3. Khi nói đến công ơn của Tổ quốc
  4. Khi mình được làm cha

Câu 4: Đáp án nào không nêu lên hoàn cảnh gia đình của Nguyễn Hồng?

  1. Mẹ bị gia đình chồng ghét bỏ
  2. Mẹ túng quẫn phải đi tha hương cầu thực
  3. Bố nghiện ngập rồi mất từ lúc Nguyên Hồng 12 tuổi
  4. Bố trăng hoa, nghiện ngập lúc Nguyên Hồng 12 tuổi

Câu 5: Khi nhắc tới những lần Nguyên Hồng khóc, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ

thuật gì?

  1. So sánh và liệt kê
  2. Điệp từ, điệp cấu trúc và liệt kê
  3. Nhân hóa và liệt kê
  4. Ẩn dụ và liệt kê

Câu 6: Chọn đáp án thể hiện những biểu hiện về “chất lao động” của Nguyên Hồng?

  1. Trong hình dáng và cách uống rượu
  2. Trong hình dáng và lối sinh hoạt
  3. Trong cách ăn mặc và cách uống rượu
  4. Trong cách ăn mặc và hình dáng
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Thuở thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng diễn ra như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Vì sao tác giả cho rằng Nguyên Hồng có “chất dân nghèo, chất lao

động”?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

D

D

B

B

  1. Phần tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Hoàn cảnh:

- Mồ côi cha từ năm 12 tuổi

- Mẹ đi thêm bước nữa và thường làm ăn xa

- Sinh ra trong cuộc hôn nhân ép uổng

=> Vì cảnh ngộ éo le, gia đình chồng khinh ghét nên mẹ không hay gần gũi Nguyên Hồng

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Ngay từ nhỏ, ông đã phải tự kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn”

- Chung đụng với mọi hạng trẻ “hư hỏng” của các lớp “cặn bã”

- Năm 16 tuổi, phải rời bỏ quê hương đến Hải Phòng, nhập hẳn vào cuộc sống dưới đáy của xã hội thành thị

- Ông có cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị

=> Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của ông

0,5 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích sau là gì?

“Có thể xem đây là một trong nhiều lý do đã bồi đắp nên tính nhạy cảm nói trên của Nguyên Hồng. Con người ấy thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với những người bất hạnh. Ông mồ côi cha từ năm 12 tuổi. Mẹ lại đi bước nữa và thường phải đi làm ăn xa. […] Còn thân phận chú bé mồ côi phải sống nhờ vào một bà cô cay nghiệt nào đó thì nhà văn đã thuật lại trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu”.

  1. Đề tài tuổi thơ là đề tài chính trong các sáng tác của Nguyên Hồng
  2. Tuổi thơ thiếu tình thương của nhà văn Nguyên Hồng
  3. Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động
  4. Giới thiệu phong cách sáng tác nghệ thuật của Nguyên Hồng

Câu 2: Đâu không phải là ý nói về tuổi thơ của Nguyên Hồng?

  1. Bất hạnh
  2. Thiếu thốn
  3. Ấm no, hạnh phúc
  4. Bố mất sớm, mẹ phải đi làm ăn xa

Câu 3: Hoàn cảnh gia đình đã khiến Nguyên Hồng trở thành người như thế nào?

  1. Dễ thông cảm với người bất hạnh
  2. Luôn khao khát tình thương
  3. Không cần tình yêu thương
  4. Cả A, B đúng

Câu 4: “Chất dân nghèo, chất lao động” của Nguyên Hồng ảnh hưởng sâu sắc đến gì?

  1. Văn chương của ông
  2. Lối suy nghĩ của ông
  3. Âm nhạc của ông
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Bài ca dao số 3 nói về tình cảm nào trong gia đình?

  1. Tình cảm cội nguồn
  2. Tình cảm cha mẹ với con
  3. Tình cảm ông bà với cháu
  4. Tình cảm anh em

Câu 6: Nguyên Hồng đã sáng tác tác phẩm nào trong những dòng dưới đây?

  1. Bức tranh của em gái tôi
  2. Trong lòng mẹ
  3. Gió lạnh đầu mùa
  4. Bài học đường đời đầu tiên
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nhà văn Nguyên Hồng xúc động và khóc vì những gì?

Câu 2 (2 điểm): Từ những thông tin trong văn bản về nhà văn Nguyên Hồng, có thể hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

D

A

B

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt

- Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước

- Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại

- Khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Mồ côi cha từ năm 12 tuổi, mẹ đi bước nữa và phải đi làm ăn xa

=> Những định kiến khiến mẹ không thể được ở gần Nguyên Hồng

- Hoàn cảnh sống đã khiến Nguyên Hồng thiếu thốn tình thương

=> Thấu hiểu rõ hơn sự cảm thông, tình yêu lớn lao của Nguyên Hồng dành cho người mẹ đáng thương

=> Tất cả đều xuất phát từ thực tế cuộc sống, cảm xúc chân thật của Nguyên Hồng

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay