Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 4 Văn bản 2: Vẻ đẹp của một bài ca dao

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 4 Văn bản 2: Vẻ đẹp của một bài ca dao. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: VẺ ĐẸP CỦA MỘT BÀI CA DAO

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, bài ca dao có những cái đẹp nào?

  1. Bầu trời, cánh đồng
  2. Cánh đồng, cô gái
  3. Chẽn lúa, tiếng chim
  4. Bầu trời, tiếng chim

Câu 2: Vẻ đẹp của một bài ca dao thuộc thể loại nào?

  1. Văn nghị luận
  2. Văn thuyết minh
  3. Văn biểu cảm
  4. Văn miêu tả

Câu 3: Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, tác giả có đồng ý với quan điểm chia tác phẩm câu đầu và 2 câu sau để phân tích không?

  1. Có, dựa trên hình thức
  2. Không, dựa trên nội dung
  3. Có, dựa trên nội dung.
  4. Không, dựa trên hình thức

Câu 4: Trong văn bản, cô giáo trong câu ca dao được so sánh với sự vật nào?

  1. Tấm lụa đào
  2. Bánh trôi nước
  3. Hạt mưa sa
  4. Chẽn lúa đòng đòng

Câu 5: Đâu không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ dưới đây?

“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông”

  1. Phép đối xứng
  2. Dòng thơ kéo dài tới 12 tiếng
  3. Điệp từ
  4. Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị

Câu 6: Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao:

  1. Ngôi kể thứ nhất chân thực, sinh động
  2. Miêu tả tính cách nhân vật
  3. Khả năng lập luận sắc bén, suy tư đa chiều
  4. Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Đoạn đầu của văn bản được tác giả miêu tả như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Hai câu ca dao sau được miêu tả như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

A

B

D

D

C

  1. Phần tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Tác giả mở đầu bằng việc trích bài ca dao => Cách vào đề trực tiếp

- Nêu ra cái đẹp, cái hay của bài ca dao:

+ Hai cái đẹp: cánh đồng và cô gái thăm đồng

+ Cái hay: cái hay riêng, không thấy ở bất kì bài ca dao khác

=> Khẳng định bài ca dao đẹp, hay riêng biệt

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Tập trung ngắm nhìn, đặc tả "chẽn lúa đòng đòng" đang phất phơ dưới "ngọn nắng hồng ban mai"

- Ngọn nắng cũng được coi là một hoán dụ của Mặt Trời

=> Miêu tả cảnh vật tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước

- Tả "chẽn lúa đòng đòng" trong mối liên hệ so sánh với bản thân.

=> Cô gái tràn đầy sức sống

0,75 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích sau?

“Phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia làm hai phần: phần trên (hai câu đầu) là hình ảnh cánh đồng; phần dưới (hai câu cuối) là hình ảnh cô gái thăm đồng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. […] Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái “mênh mông bát ngát” của đồng lúa quê hương.”

  1. Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao
  2. Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao
  3. Phân tích bố cục bài ca dao
  4. Phân tích hai câu đầu bài ca dao

Câu 2: Có mấy cái đẹp được miêu tả trong bài ca dao?

  1. 1 cái đẹp
  2. 2 cái đẹp
  3. 3 cái đẹp
  4. 4 cái đẹp

Câu 3: Nhân vật cô gái trong bài ca dao xuất hiện với dụng ý gì?

  1. Miêu tả, giới thiệu rất cụ thể chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng
  2. Quan sát cánh đồng từ nhiều phía
  3. Mô tả vẻ bao la, bát ngát của cánh đồng
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” có tác dụng gì?

  1. Thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh của con người
  2. Nhấn mạnh vẻ đẹp kiêu sa của cô gái
  3. Thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái
  4. Thể hiện vẻ đẹp lao động của con người

Câu 5: Cuối cùng, tác giả đã kết luận như thế nào về bài ca dao?

  1. Bài ca dao là sự sáng tạo của nhân dân lao động
  2. Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng
  3. Bài ca dao là một kiệt tác của văn chương
  4. Bài ca dao đại diện cho vẻ đẹp của người lao động

Câu 6: Có thể nhận xét gì về văn bản?

  1. Tác giả đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp của một bài ca dao
  2. Tác giả đã nêu quan điểm về bố cục của bài ca dao
  3. Khả năng lập luận xuất sắc của tác giả được thể hiện qua văn bản
  4. Tất cả các đáp án trên
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Bài ca dao có những vẻ đẹp gì?

Câu 2 (2 điểm): Theo tác giả, hai câu cuối bài ca dao có gì khác biệt so với hai câu đầu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

B

A

C

B

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

 Bài ca dao trên có hai vẻ đẹp

+ Vẻ đẹp của cánh đồng (vẻ đẹp thiên nhiên)

+ Vẻ đẹp của cô gái ra thăm đồng (vẻ đẹp con người)

=> Vẻ đẹp ấy được khái quát ở phần 1 của văn bản

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Hai câu đầu nội dung miêu tả bao quát vẻ đẹp của toàn bộ cánh đồng lúa quê hương

- Hai câu thơ cuối  miêu tả vẻ đẹp riêng vẻ đẹp của một “chẽn lúa đòng đòng”

=> Câu cuối có thể có là câu kết luận

0,75 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay