Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ; Ẩn dụ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ; Ẩn dụ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ẩn dụ là gì?

  1. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sự gợi hình, gợi cảm
  2. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác
  3. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
  4. Không xác định được

Câu 2: Trong phép ẩn dụ:

  1. Không thể so sánh con vật với con người
  2. Không thể chuyển tên các con vật thành tên gọi chỉ người
  3. Có thể chuyển tên các con vật thành tên gọi chỉ người
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 3: Cách thức ẩn dụ mà người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa, là:

  1. Ẩn dụ cách thức
  2. Ẩn dụ hình thức
  3. Ẩn dụ phẩm chất
  4. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 4:

                   “Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ?

  1. Khuôn trăng, nét ngài, mây, tuyết
  2. Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường
  3. Khuôn trăng, nét ngài, nước tóc, màu da
  4. Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt

Câu 5:

“Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi...

[...]

À ơi này mặt trời bé con...”

Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ?

  1. Bàn tay mẹ, cái trăng vàng
  2. Cái trăng vàng, mặt trời bé con
  3. Bàn tay mẹ, mặt trời bé con
  4. Mặt trời bé con, bàn tay mẹ

Câu 6: Phép so sánh khác phép ẩn dụ ở chỗ:

  1. Phép so sánh thì không giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm như phép ẩn dụ
  2. Phép so sánh không cần đến sự liên tưởng như phép ẩn dụ
  3. Phép so sánh chỉ đơn thuần là so sánh các sự vật hiện tượng với nhau bằng các từ so sánh, nó không phải là biện pháp tạo ra nghĩa mới, từ mới như phép ẩn dụ
  4. Tất cả các đáp án trên đúng
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu ra ý nghĩa của những phép ẩn dụ trong sau:

“Trời hôm nay nắng giòn tan.”

Câu 2 (2 điểm): Tìm các ẩn dụ trong ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.”

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

A

B

D

B

C

  1. Phần tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

+ Sử dụng giác quan về thị giác để cảm nhận về ánh nắng

+ Khi miêu tả trong câu lại sử dụng từ “giòn tan” - từ được sử dụng cho vị giác

- Mục đích: diễn tả cái nắng chói chang, mọi thứ dường như có thể cháy khô đến giòn tan

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Ẩn dụ: Mực, đen; đèn, sáng

-  Mực, đen có nét tương đồng về phẩm chất với cái xấu

-  Đèn, sáng có nét tương đồng về phẩm chất với cái tốt, cái hay

0,5 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Các kiểu kiểu ẩn dụ thường gặp là?

  1. Ẩn dụ hình thức, cách thức
  2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  3. Ẩn dụ phẩm chất
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Hình ảnh “mặt trời” nào trong các câu dưới đây được dùng theo lối nói ẩn dụ?

  1. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  1. Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó nói, trao lời khó trao

  1. Mặt trời mọc ở đằng Đông
  2. Mặt trời trên biển như cái lòng trứng gà

Câu 3: Dòng nào dưới đây có chứa phép ẩn dụ?

  1. Bóng Bác cao lồng lộng
  2. Đốt lửa cho anh nằm
  3. Người cha mái tóc bạc
  4. Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 4: Câu thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ gì?

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.”

  1. Ẩn dụ hình thức
  2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  3. Ẩn dụ cách thức
  4. Ẩn dụ phẩm chất

Câu 5: Trong câu “Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.” Có mấy từ láy?

  1. 1 từ
  2. 4 từ
  3. 2 từ
  4. 3 từ

Câu 6: Từ “thăm thẳm” là từ láy gì?

  1. Từ láy bộ phận
  2. Từ láy toàn phần
  3. Cả A, B đều đúng
  4. Cả A, B đều sai
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong bài ca dao sau.

“Em tưởng giếng sâu

Em nối sợi gàu dài

Ai ngờ giếng cạn

Em tiếc hoài sợi dây”

Câu 2 (2 điểm): Tìm các từ láy trong câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của các từ láy đấy

“Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

C

B

C

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

- Hình ảnh:

+ “Giếng sâu” tượng trưng cho tình cảm chân thật, sâu sắc

+ “Gàu dài” thể hiện sự vụ đắp tình cảm

+ “Giếng cạn” thể hiện tình cảm hời hợt

+ “Sợi dây” thể hiện tình cảm biết bao lâu vun đắp

=> Bài ca dao mang hàm ý than thở, oán trách người yêu

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Từ láy:

+ Chắt chiu: Dành dụm cẩn thận, từng tí một

+ Dãi dầu: chịu đựng lâu ngày tác động của nắng mưa, sương gió và những nỗi gian khổ, vất vả

=> Nhấn mạnh, làm rõ sự lam lũ, khổ cực của người mẹ để tạo ra những phép nhiệm màu, đem đến một cuộc sống tốt đẹp cho đứa con của mình

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay