Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 1 Văn bản 3: Sự tích Hồ Gươm
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 1 Văn bản 3: Sự tích Hồ Gươm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Địa bàn đầu tiên nơi nghĩa quân dấy quân khởi nghĩa được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là thuộc tỉnh nào?
- Thanh Hóa
- Hà Tĩnh
- Nghệ An
- Hà Nội
Câu 2: Tại sao chúng ta khẳng định Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết?
- Ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh
- Kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa
- Câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử
- Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng của tác giả
Câu 3: Ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
- Long Vương
- Âu Cơ
- Long Quân
- Là một nhân vật khác
Câu 4: Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như
thế nào?
- Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi
- Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang
- Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng
- Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật
Câu 5: Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?
- Đất nước còn nhiều quân giặc mới
- Đức Long Quân đòi lại gươm
- Giặc Minh đã bị đánh đuổi
- Giặc khác sang xâm lược
Câu 6: Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:
- Giải thích tên gọi của Hồ Gươm
- Giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn
- Đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi và thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hòa bình, hạnh phúc
- Tất cả đều đúng
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.
Câu 2 (2 điểm): Nêu ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
C |
C |
B |
C |
D |
- Phần tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Lí do Long Vương cho mượn gươm thần - Lê Thận ba lần kéo lười đều được lưỡi gươm thần - Lê Lợi phát hiện chuôi gươm thần và hoàn thành gươm thần - Gươm thần giúp nghĩa quân Lê Lợi chiến thắng - Sự hoàn trả gươm của Lê Lợi |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Ca ngợi tài năng, anh minh, sáng suốt của Lê Lợi - người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa - Lam Sơn có công đánh đuổi giặc Minh, đem lại thái bình cho tổ quốc - Giải thích, ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) - Thể hiện mong muốn hòa bình, hạnh phúc của nhân dân |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?
- Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)
- Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn
- Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)
- Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Lon
Câu 2: Con vật nào thay Long Quân nhận lại gươm thần?
- Rồng
- Mãng xà
- Đại bàng
- Rùa thần
Câu 3: Tại sao ban đầu nghĩa quân Lam Sơn lại nhiều lần bị thua?
- Thế và lực của nghĩa quân còn non yếu
- Đức Long Quân chưa phù hộ
- Trời chưa phó thác trách nhiệm cho Lê Lợi
- Chưa có gươm thần
Câu 4: Người đánh cá kéo gươm trong truyện có tên là gì?
- Lê Lai
- Nguyễn Trãi
- Lê Thận
- Lê Long
Câu 5: Lê Lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau có ý nghĩa gì?
- Thể hiện sự nhất trí trong nguyện vọng và quyết tâm đánh giặc cứu nước
- Thể hiện màu sắc huyền thoại, làm câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn
- Thể hiện sức mạnh của gươm báu là sức mạnh tổng hợp của toàn dân
- Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Truyện Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa gì?
- Thể hiện ước mơ đổi đời
- Thể hiện khát vọng hòa bình
- Thể hiện ước mơ công bằng trong xã hội
- Tất cả các đáp án trên
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Cách mà Đức Long Quân đã cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần có gì đặc biệt?
.Câu 2 (2 điểm): Gươm thần đã giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
C |
D |
A |
C |
D |
B |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Lê Lợi: Chủ tướng + Nhặt được chuôi gươm nạm ngọc ở trên ngọn cây đa sau khi phát hiện thấy có ánh sáng lạ trên ngọn đa - Lê Thận: Người dân đánh cá + Nhặt được lưỡi gươm trong cả ba lần thả lưới, lưỡi gươm phát sáng với hai chữ "Thuận Thiên" => Lê Lợi đem lưỡi gươm của Lê Thận tra vào chuôi gươm mình nhặt được thì thấy vừa như in |
0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên, làm cho quân Minh bạt vía - Không phải trốn tránh mà xông xáo đi tìm giặc - Không phải ăn uống khổ sở mà đã có những kho lương thực chiếm từ giặc - Khiến cho đất nước không còn bóng tên giặc nào trên đất nước |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |