Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 10 Thực hành tiếng Việt: Dấu ngoặc kép; Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 10 Thực hành tiếng Việt: Dấu ngoặc kép; Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các từ ngữ được sử dụng trong văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng: nhạc phẩm, nhạc sĩ, hợp xướng, bài hát, thu thanh, giai điệu là những từ ngữ trong chuyên ngành gì?
- Âm nhạc
- Bóng đá
- Kinh tế
- Nghệ thuật
Câu 2: “Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát” là thành phần gì của câu trong đoạn văn sau:
“Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời: "Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời! Bởi nếu không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc, làm sao cảm xúc có thể vỡ òa cùng ngày chiến thắng. Dễ có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt.”
- Vị ngữ
- Chủ ngữ
- Trạng ngữ
- Thành phần tình thái
Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?
- Danh từ, động từ, tính từ
- Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
- Các quan hệ từ
- Cả A và B đều đúng
Câu 4: Đâu không phải là một trong các loại trạng ngữ?
- Trạng ngữ chỉ cách thức
- Trạng ngữ chỉ mục đích
- Trạng ngữ chỉ phẩm chất
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Câu 5: Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau:
"Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khỏe, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó, tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh một đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây"
- Từ đó
- Khi vào làng này
- Đêm hôm lễ đại khánh
- Nhân lúc say mà cướp anh đi
Câu 6: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
- Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
- Theo vị trí của chúng trong câu
- Theo các nội dung mà chúng biểu thị
- Theo mục đích nói của câu
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nên lựa chọn từ ngữ như thế nào để phù hợp với cấu trúc câu?
Câu 2 (2 điểm): Giải thích các thành ngữ trong truyện Thạch Sanh: tứ cố vô thân, khỏe như voi
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
C |
D |
C |
D |
C |
- Phần tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Phù hợp với đề tài của văn bản (văn hoá, giáo dục, thể thao,...) - Phù hợp với tính chất của loại văn bản (văn bản hành chính phải sử dụng từ ngữ trang trọng, văn bản giải trí sử dụng từ ngữ vui tươi,...) - Phù hợp với bạn đọc (người già hay trẻ,...) |
0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Tứ: đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa + Tứ: bốn + Cố: quay đầu nhìn lại + Vô: không + Thân: người thân, bà con họ hàng - Khoẻ như voi: Người có sức khỏe phi thường |
0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Bác Hồ đã .... để lại muôn vàn nỗi nhớ thương cho con cháu của Người.
- Đi nhanh
- Đi xa
- Đi dạo
- Đi khuất
Câu 2: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
- Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
- Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
- Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
Câu 3: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?
- Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
- Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
- Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Câu 4: Trạng ngữ của câu văn sau là gì: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.”
- Mùa xuân
- Cây gạo
- Chim ríu rít
- Gọi đến
Câu 5: Trạng ngữ không được dùng để làm gì?
- Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu
- Chỉ chủ thể hành động được nói đến trong câu
- Chỉ thời gian, nơi chốn của hành động được nói đến trong câu
- Chỉ phương tiện, cách thức của hành động được nói đến trong câu
Câu 6: Bộ phận trạng ngữ nào trong câu có thể tách thành các câu riêng?
- Bằng trí thông minh của mình, Thỏ đã cho Gấu một bài học nhớ đời
- Chị là người ở đây lâu nhất từ ngày đầu mới mở công trường
- Qua những cử chỉ uể oải của Lam, tôi biết nó không thích công việc mẹ nó bắt làm.
- Với từng ấy quyển sách, tôi có thể đọc ròng rã một tháng chưa chắc đã xong
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm các cụm chủ - vị làm thành phần câu dưới đây và cho biết, cụm chủ vị này mở rộng thành phần nào: “Cách mạng tháng Tám thành công đã đem lại độc lập tự do cho người dân Việt Nam”?
Câu 2 (2 điểm): Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những câu sau:
- Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
- Kết cục, anh chàng “hầu cận ông Lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
B |
A |
D |
A |
B |
B |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Cách mạng tháng Tám thành công (CN)/ đem lại độc lập tự do cho dân tộc (VN) => Cách mạng tháng Tám(C) /thành công (V) => Cụm C – V mở rộng thành phần chủ ngữ |
1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
a. Dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp => Lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra b. Dùng với ý mỉa mai, châm biếm: => Kẻ hầu cận ông Lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |