Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 6 Văn bản 2: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 6 Văn bản 2: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng của tác giả người nước nào?

  1. Đan Mạch
  2. Nga
  3. Trung Quốc
  4. Việt Nam

Câu 2: Ông lão đánh cá và con cá vàng tập trung thể hiện vấn đề chính nào?

  1. Tài năng và sức mạnh của con người
  2. Thái độ sống của con người
  3. Ước mơ đổi đời
  4. Cuộc đấu tranh giai cấp không khoan nhượng

Câu 3: Hai vợ chồng ông lão trong có hoàn cảnh thế nào?

  1. Giàu có
  2. Có nhiều kẻ hầu người hạ
  3. Sống nghèo khổ trong túp lều nát
  4. Có quyền lực, được người đời trọng vọng

Câu 4: Ông lão đánh cá thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

  1. Nhân vật hiền lành, lương thiện
  2. Nhân vật tài năng xuất chúng
  3. Nhân vật bất hạnh
  4. Nhân vật độc ác

Câu 5: Trong truyện, việc bà lão yêu cầu con cá vàng thực hiện nhiều yêu cầu quá đáng của mình đã chứng tỏ điều gì?

  1. Bà lão là người có tính kiên trì, nhẫn nại
  2. Bà lão rất tham lam và ham muốn quyền lực
  3. Cá vàng là con vật rất tốt bụng
  4. Ông lão là người rất thương vợ

Câu 6: Vì sao lần cuối khi mụ vợ đòi làm Long Vương, cá vàng không còn đền ơn nữa?

  1. Vì cá vàng không có khả năng làm điều đó
  2. Vì cá vàng đã quá mệt mỏi
  3. Vì cá vàng thương ông lão phải đi lại nhiều lần
  4. Vì cá vàng không thể thỏa mãn ý muốn của kẻ quá tham quyền lực
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hai vợ chồng ông lão được miêu tả như thế nào ở đầu câu chuyện? Em có nhận xét gì về cách mở đầu này?

Câu 2 (2 điểm): Mụ vợ của ông lão đã phản ứng thế nào khi viết việc cá vàng sẽ đền đáp cho nhà ông lão?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

B

C

A

B

D

  1. Phần tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Nghề nghiệp:

+ Chồng đi thả lưới

+ Vợ ở nhà kéo sợi

- Hoàn cảnh sống: sống trong một túp lều tranh nát trên bờ biển

=> Cuộc sống của hai vợ chồng ông lão lao động bình yên

=> Cách mở chuyện ngắn gọn, đầy đủ giúp người đọc hiểu được tổng quan về nhân vật

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Từ ngạc nhiên chuyển sang mừng rỡ và bắt đầu đòi hỏi nhiều thứ giá trị

=> Những đòi hỏi của mụ vợ ngày càng tăng dần,

cho thấy mụ vợ là người tham lam

- Thái độ của mụ vợ đối với chồng: quát, mắng nhiếc, đuổi đi, tát

=> Là kẻ bội bạc, quá quắt, luôn đặt những thứ vật chất lên trên tình cảm vợ chồng

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Đâu là nhân vật phản diện trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

  1. Bà vợ
  2. Con cá
  3. Ông lão
  4. Long Vương

Câu 2: Yêu cầu đầu tiên mà mụ vợ đòi hỏi từ con cá vàng là gì?

  1. Đòi một cái nhà rộng
  2. Đòi cái máng lợn mới
  3. Được làm nhất phẩm phu nhân
  4. Được làm nữ hoàng

Câu 3: Biện pháp lặp có tác dụng như thế nào đối với truyện?

  1. Làm nổi bật các mối quan hệ giữa các nhân vật
  2. Làm nổi bật tâm lí nhân vật và chủ đề tác phẩm
  3. Thể hiện đầy đủ, ý đồ sáng tác của tác giả
  4. Tô đậm triết lí sống và quan điểm ứng xử

Câu 4: Câu thành ngữ nào phù hợp khi nói về lối sống của mụ vợ trong văn bản?

  1. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
  2. Bụt chùa nhà không thiêng
  3. Ăn cháo đá bát
  4. Cái nết đánh chết cái đẹp

Câu 5: Kết thúc của truyện là hình ảnh mụ vợ của ông lão đánh cá như thế nào?

  1. Được hoàn thành ý nguyện trở thanh Long Vương
  2. Sống hạnh phúc và dư dả cùng ông lão đánh cá
  3. Trở nên giàu có và sống sung túc
  4. Ngồi lại bên túp lều nát và cái máng lợn sứt

Câu 6: Đâu là mục đích chính tác giả muốn gửi gắm qua truyện?

  1. Gây cười
  2. Phê phán kẻ bội bạc và ca ngợi người lương thiện
  3. Khẳng định sức mạnh của con người
  4. Phê phán những kẻ ngu dốt
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chi tiết cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?

Câu 2 (2 điểm): Bài học được rút ra từ truyện là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

B

C

C

D

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Cảnh biển thay đổi theo chiều hướng dữ dội hơn:

+ Lần 1: Biển gợn sóng êm ả

+ Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng

+ Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội

+ Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt

+ Lần 5: Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm

- Sự tăng cấp của biển cả nhấn mạnh lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ vợ

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Bài học về sự tham lam, bội bạc sẽ phải trả giá

- Bài học về sự biết ơn đối với những người nhân hậu

- Trong cuộc sống cần có chính kiến, không nên quá nhu nhược, cần phân định được đúng sai

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay