Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ hoán dụ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ hoán dụ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hoán dụ là gì?
- Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
- Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác
- Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Phép hoán dụ khác phép so sánh ở đâu?
- Phép hoán dụ có thể tạo ra nghĩa mới, từ mới còn phép so sánh chỉ đơn thuần là so sánh các sự vật hiện tượng với nhau bằng các từ so sánh
- Phép hoán dụ cần đến sự liên tưởng còn phép so sánh không cần
- Phép hoán dụ giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm còn phép so sánh thì không
- Tất cả các ý trên
Câu 3: Cho câu sau: Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người, sử dụng phép hoán dụ nào?
- Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể
- Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
- Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng
Câu 4: Câu thơ “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” thuộc kiểu hoán dụ nào?
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“...đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
- Khăn len
- Lụa đào
- Áo chàm
- Áo len
Câu 6: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ?
- Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Ngày Huế đổ máu / Chú Hà Nội về
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm và giải thích các thành ngữ trong các câu sau đây
“Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.”
Câu 2 (2 điểm): Xác định thành ngữ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần nào trong câu? Nêu tác dụng của việc sử dụng các thành ngữ đó.
- Được 10 điểm kiểm tra môn Toán, nó vui như Tết.
- Khi tối lửa tắt đèn, họ luôn giúp đỡ lẫn nhau.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
C |
A |
D |
A |
C |
B |
- Phần tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Thành ngữ: Sơn hào hải vị, nem công chả phượng - Nghĩa của thành ngữ: + Món ăn quý hiếm trên núi, vị ngon quý hiếm ở biển + Những thức ăn quý hiếm ở mọi nơi được lựa chọn |
1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
a. Vui như Tết – Thành phần vị ngữ b. Tối lửa tắt đèn – Thành phần trạng ngữ. => Tác dụng: nhấn mạnh, bày tỏ tình cảm, cảm xúc một cách rõ ràng, dễ dàng hơn vì thành ngữ mang tính biểu cảm rất cao |
0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Có mấy loại hoán dụ cơ bản?
- Bốn loại
- Năm loại
- Sáu loại
- Bảy loại
Câu 2: Trong câu ca dao, từ in đậm hoán dụ cho sự vật gì:
“Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”
- Chỉ người lao động
- Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả
- Chỉ công việc lao động
- Chỉ kết quả con người thu được trong lao động
Câu 3: Thành ngữ là gì?
- Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
- Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
- Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
- Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Thành ngữ nào dưới đây chỉ lòng biết ơn?
- Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng.
- Đói cho sạch, rách cho thơm
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Cái nết đánh chết cái đẹp
Câu 5: Trong câu “Nó là chân sút cừ của đội bóng”, từ “chân sút cừ” sử dụng biện pháp hoán dụ gì?
- Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng
- Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
- Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể
Câu 6: Câu nào dưới đây là thành ngữ?
- Vắt cổ chày ra nước
- Treo đầu dê, bán thịt chó
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Kính lão, đắc thọ
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Cho đoạn thơ sau :
“Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ
Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.”
- Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để làm phép hoán dụ?
- Phép hoán dụ ở đây nhằm chỉ đối tượng nào?
Câu 2 (2 điểm): Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:
- Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ".
- Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
- Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con hoạ mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích.
- d) Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
B |
C |
C |
D |
A |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
a. Các từ: áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành b. - Áo nâu, áo xanh: chỉ những người nông dân và công nhân - Nông thôn và thị thành: chỉ những người sống ở nông thôn và sống ở thành thị |
1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
a. Lớn nhanh như thổi: lớn nhanh ở mức không ngờ đến b. Hôi như cú mèo: mùi hôi rất khó chịu c. Cá chậu chim lồng: cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do d. Bể cạn non mòn: thời gian làm thay đổi mọi thứ |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |