Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 4 Văn bản 3: Thu sang

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 4 Văn bản 3: Thu sang. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: THU SANG

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bài thơ Thu sang do ai sáng tác?

  1. Hữu Thỉnh
  2. Thanh Hải
  3. Đỗ Trọng Khơi

D.Y Phương

Câu 2: Bài thơ Thu sang thuộc thể thơ gì?

  1. Thơ bốn chữ
  2. Thơ năm chữ
  3. Thơ lục bát
  4. Thất ngôn bát cú

Câu 3: Chủ đề của bài thơ là gì?

  1. Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi thu sang
  2. Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi xuân sang
  3. Bức tranh thiên nhiên của buổi bình minh
  4. Bức tranh lao động thời kì đất nước đổi mới

Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau:

“Vàng như tự nắng tự mưa

Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”

  1. Điệp ngữ
  2. So sánh
  3. Liệt kê
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 5: Bài thơ là sự kết hợp giữa:

  1. Màu sắc và âm thành của mùa thu
  2. Màu sắc và âm thành của bức tranh thiên nhiên
  3. Màu sắc và âm thanh của mùa hạ
  4. Màu sắc và âm thanh của mùa xuân

Câu 6: Bức tranh thiên nhiên mùa thu bộc lộ cái gì?

  1. Tình yêu của trai gái
  2. Tình cảm của gia đình
  3. Tình cảm người con xa quê
  4. Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Những âm thanh và màu sắc hiện lên trong bài thơ như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Tìm và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu sau: “Tiếng chim đẩy ngày xanh sang mùa”

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Trong bài thơ có những màu đã xuất hiện?

  1. Màu vàng, màu xanh
  2. Màu vàng, màu xanh, màu hồng
  3. Màu xanh, màu hồng
  4. Màu vàng, màu hồng

Câu 2: Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của mùa thu trong bài thơ?

  1. Náo nhiệt, ồn ào
  2. Lặng lẽ, không sức sống
  3. Rực rỡ, tỏa sáng
  4. Sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống

Câu 3: Qua nhan đề “Thu sang”, người đọc đã cảm nhận được điều gì?

  1. Những biến chuyển của thiên nhiên khi mùa thu đến
  2. Những quan sát tinh tế về sự chuyển biến đất trời khi sang thu của tác giả
  3. Những rung cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp tạo hóa, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ
  4. Nỗi buồn, nhớ thương sâu sắc của nhà thơ khi cảnh vật thiên nhiên mùa thu đã thay đổi

Câu 4: Ngôn từ được sử dụng trong bài thơ mang âm hưởng như thế nào?

  1. Trầm lắng
  2. Thiết tha, nhẹ nhàng
  3. Sôi nổi
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Tình cảm sâu sắc của tác giả với quê hương được thể hiện qua đâu?

  1. Thấu hiểu, thấu cảm được những thay đổi của thiên nhiên khi thu sang một cách rất tinh tế
  2. Yêu mến, trân trọng những thay đổi của đất trời khi chuyển mùa: lắng nghe từng tiếng chim, tiếng ve giã từ mùa hạ, cảm nhận màu vàng của nắng, của trăng
  3. Đáp án A, B đều sai
  4. Đáp án A, B đều đúng

Câu 6: Câu thơ “Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  1. Nhân hoá
  2. Điệp ngữ
  3. So sánh
  4. Ẩn dụ
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định chủ đề của bài thơ

Câu 2 (2 điểm): Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ?

 

=> Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời tiết: Đọc kết nối chủ điểm - Thu sang

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay