Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 1 Văn bản 1: Lời của cây
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 1 Văn bản 1: Lời của cây. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: LỜI CỦA CÂY
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đặc điểm thơ của Trần Hữu Thung như thế nào?
- Mộc mạc, dân dã
- Sôi nổi, đắm say
- Trữ tình, chính trị
- Hàm súc, triết lý
Câu 2: Bài thơ Lời của cây thuộc chủ đề gì?
- Tình yêu thương mầm xanh thiên nhiên
- Khám phá bí ẩn dưới lòng đại dương
- Mơ ước của cha và con
- Tình mẫu tử thiêng liêng
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Lời của cây là?
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Tự sự
- Nghị luận
Câu 4: Trong bài thơ Lời của cây, khi chưa gieo xuống đất hạt như thế nào?
- Hạt nhú lên chồi non
- Hạt nằm lặng thinh trong bàn tay con người
- Hạt nhú lên giọt sữa
- Hạt đã mọc thành cây
Câu 5: Trong bài thơ, một cái hạt nhỏ bé muốn trở thành một cái cây phải trải qua những gì?
- Nhiều giai đoạn
- Nhiều thử thách
- Chịu được gió sương
- Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Khi hạt cây nảy mầm, ta nghe được những gì?
- Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng ru hời
- Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng thì thầm
- Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng bập bẹ
- Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng thì thầm
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm những hình ảnh cho thấy sự nảy mầm của hạt. Qua hình ảnh đó, ta thấy tình cảm gì của tác giả?
Câu 2 (2 điểm): Thông điệp của tác phẩm là gì?
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”?
- Mối quan hệ vô cùng gần gũi, giao cảm
- Mối quan hệ lạnh nhạt, thờ ơ
- Mối quan hệ sâu sắc, gắn kết lâu năm
- Không có đáp án
Câu 2: Biện pháp tu từ chủ yếu được dùng trong bài thơ là?
- So sánh
- Nhân hóa
- Hoán dụ
- Ẩn dụ
Câu 3: Những hình ảnh, từ ngữ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả dành cho những mầm cây?
- Tình cảm nâng niu
- Tình cảm trân trọng
- Tình cảm yêu thương
- Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Theo em, tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì dành cho những mầm cây?
- Yêu thương
- Nâng niu
- Trân trọng
- Tất cả đáp án trên
Câu 5: Biện pháp nhân hoá được sử dụng trong đoạn trích có tác dụng nhấn mạnh điều gì?
- Nhấn mạnh mối quan hệ sâu sắc giữa thiên nhiên và con người
- Làm gia tăng vẻ đẹp của những mầm cây đang nở rộ
- Làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn; giúp nó trở nên gần gũi, thân thuộc và có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người
- Làm cho người nhận cảm nhận được sức sống của những mầm cây một cách chân thực nhất
Câu 6: Điệp từ “nghe”trong bài thơ được lặp lại mấy lần?
- 2
- 3
- 4
- 5
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Câu 2 (2 điểm): Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
=> Giáo án tiết: Văn bản 1 - Lời của cây