Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 2 Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 2 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”

  1. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
  2. Nói lên sự bí từ của người viết
  3. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể hết của các thể điệu ca Huế
  4. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn

Câu 2: Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng?

  1. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
  2. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật
  3. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
  4. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

Câu 3: Dấu chấm lửng trong câu văn sau được dùng để làm gì?

“Con thấy râu mọc ngược dưới cằm…”

  1. Tỏ ý ngập ngừng
  2. Tỏ ý thông cảm
  3. Tỏ ý mỉa mai, chua chát
  4. Tỏ ý hài hước

Câu 4: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau?

“Bác tài gật đầu lia lịa:

- Phải, phải… Bác sẽ đi với cháu!”

  1. Thể hiện sự tôn trọng mọi người
  2. Tỏ ý kính trọng
  3. Làm giãn nhịp điệu cho câu văn
  4. Thể hiện sự lắng đọng

Câu 5: Công dụng của dấu chấm lửng là gì?

  1. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
  2. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
  3. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Chỉ ra điểm khác biệt trong hai câu sau đây:

“- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể

- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như… một vị chúa tể”

  1. Có sự ngăn cách
  2. Có dấu chấm lửng
  3. Có dấu chấm phẩy
  4. Nói về sự thật hiển nhiên
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu khái niệm và tác dụng của dấu câu.

Câu 2 (2 điểm): Nêu tác dụng dấu chấm lửng trong các câu sau:

  1. Các món ăn Việt Nam được đưa vào từ điển như Bánh mì, Áo dài…
  2. Ngày mai cậu đi du học rồi à? Sao nhanh quá…

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì ?

“Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu!

(Nam Cao)

  1. Tỏ ý bực tức
  2. Tỏ ý thông cảm
  3. Tỏ ý hài hước
  4. Tỏ ý mỉa mai, chua chát

Câu 2: Đâu không phải là công dụng của dấu chấm lửng?

  1. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
  2. Ngăn cách các thành phần liệt kê trong một câu phức tạp
  3. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
  4. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

Câu 3: Trong câu dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

“Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…”

  1. Thể hiện lời nói của tác giả bị ngắt quãng
  2. Thể hiện sự kết thúc câu
  3. Thể hiện còn nhiều nhân vật anh hùng khác, tác giả vẫn chưa chưa kể hết
  4. Thể hiện sự liên kết giữa các câu văn

Câu 4: Dấu chấm lửng trong câu dưới đây thể hiện điều gì?

“Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!”

  1. Thể hiện lời nói của nhân vật không rõ ràng, rành mạch
  2. Thể hiện lời nói của nhân vật bị ngắt quãng do có lời của người khác chen vào
  3. Thể hiện trong lời nói của nhân vật có sự sợ hãi đối với người đang nghe
  4. Thể hiện ý lời nói của nhân vật bị ngắt quãng do gấp gáp, hoảng loạn

Câu 5: Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

"Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc..."

  1. Tỏ ý còn nhiều màu sắc chưa được người viết liệt kê hết
  2. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn
  3. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
  4. Nói lên sự bí từ của người viết

Câu 6: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau là gì?

“Gấu đến gần di mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi,...”

  1. Thể hiện sự tinh nghịch
  2. Thể hiện mình nguy hiểm
  3. Thể hiện sự lắng đọng cảm xúc
  4. Thể hiện con mồi ngon
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

  1. a) - Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm...

- Đuổi cổ nó ra!

(Phạm Duy Tốn)

  1. b) Cơm, áo, vợ, con, gia đình... bó buộc y.

(Nam Cao)

Câu 2 (2 điểm): Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong hai đoạn thơ sau:

  1. - Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận

Xét lại cho tường tận kẻo mà…

  1. - Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là

Mày còn nói xấu ta năm ngoái…

(La Phông-ten, Chó sói và chiên con)

 

=> Giáo án tiết: Thực hành tiếng việt trang 41

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay