Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 3 Văn bản 2: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen"
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 3 Văn bản 2: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen". Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: HÌNH ẢNH HOA SEN TRONG BÀI CA DAO “TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN”
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” do ai sáng tác?
- Thành Long
- Nam Cao
- Nguyễn Tuân
- Hoàng Tiến Tựu
Câu 2: Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen được chia thành mấy phần?
- 2 phần
- 3 phần
- 4 phần
- 5 phần
Câu 3: Phần 1 (từ đầu đến “cao đẹp của nhân dân Việt Nam”) của văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen nêu nội dung gì?
- Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
- Vẻ đẹp của sen qua các câu thơ
- Khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen
- Tất cả đáp án trên
Câu 4: Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ nhất “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đã khẳng định điều gì?
- Sự khéo léo, tài tình
- Hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí
- Vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm
- Miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen
Câu 5: Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ ba “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen có vị trí đặc biệt, vì sao?
- Vì đó là câu chuyển
- Vì đó là câu thực
- Vì đó là câu tả
- Vì đó là câu kết
Câu 6: Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh điều gì?
- Lòng nhân hậu của con người Việt Nam
- Lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam
- Sức mạnh chiến đấu của con người Việt Nam
- Trí tuệ mẫn tiệp của nhân dân Việt Nam
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ trong bài thơ được tác giả phân tích theo trình tự nào?
Câu 2 (2 điểm): Thông qua bài ca dao, người lao động Việt Nam hiện lên như thế nào?
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Theo Hoàng Tiến Tựu, bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đạt đến mức độ nào trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí?
- Bình thường
- Trung bình
- Xuất sắc
- Hoàn mĩ hiếm có
Câu 2: Theo em, hình ảnh hoa sen tượng trưng cho cái gì?
- Sự thuần khiết, thanh cao
- Sự thanh cao, chân thành
- Tình yêu đôi lứa
- Sự thuần khiết
Câu 3: Câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” được hiểu theo nghĩa bóng là gì?
- Cách sống dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài
- Cách sống cao thượng
- Dù ở giữa chốn xấu xa, dơ bẩn nhưng vẫn giữ được sự thanh cao, trong sạch
- Đáp án B, C đúng
Câu 4: Từ “chen” thể hiện điều gì?
- Sự chen chúc giữa những bông sen ở trong đầm
- Sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông sen mới nở
- Sự đầy và đủ giữa những bộ phận của 1 bông sen
- Sự phát triển không ngừng của những bông sen
Câu 5: Sự chuyển vần của bài ca dao đã được thực hiện như thế nào?
- Một cách trực tiếp
- Một cách liên tục, không ngừng
- Một cách khéo léo, tự nhiên
- Một cách ẩn ý
Câu 6: Em cảm nhận được điều gì về ý nghĩa, bài học rút ra từ bài ca dao?
- Vẻ đẹp thanh cao, tràn đầy sức sống của hoa sen
- Những cảm xúc, tâm tình của tác giả đối với hình ảnh những bông sen
- Thể hiện niềm tự hào về giá trị văn hoá truyền thống của đất nước
- Thể hiện những nét đẹp trong phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.
Câu 2 (2 điểm): Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?