Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 2 Văn bản 3: Biết người, biết ta
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 2 Văn bản 3: Biết người, biết ta. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bài “Biết người biết ta” có thể loại là gì?
- Tiểu thuyết
- Truyện ngụ ngôn
- Sử thi
- Văn học dân gian
Câu 2: Phần thứ nhất của tác phẩm “Biết người, biết ta” nói về cái gì?
- Con châu chấu đá cỗ xe
- Con sắt đập ông Hùng
- Trăng và đèn
- Tất cả các ý kiến trên
Câu 3: Thể thơ được sử dụng trong tác phẩm là thể thơ gì?
- Ngũ ngôn
- Thất ngôn bát cú
- Năm chữ
- Lục bát
- Tỏ ý hài hước
Câu 4: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Biết người, biết ta”?
- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ
- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi
- Ngôn ngữ với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
- Tất cả các ý trên
Câu 5: Phần thứ hai của tác phẩm “Biết người, biết ta” nói về cái gì?
- Con châu chấu đá cỗ xe
- Con sắt đập ông Hùng
- Trăng và đèn
- Tất cả các ý kiến trên
Câu 6: Sau hình ảnh của châu chấu và cỗ xe chúng ta nhận ra điều gi?
- Không nên khoe khoang mọi thứ
- Phải biết tôn trọng người khác
- Phải biết kính trên nhường dưới
- Mọi việc đều có thể xảy ra khi mình biết kiên trì cố gắng
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt các câu tục ngữ ca dao trong tác phẩm
Câu 2 (2 điểm): Em hãy xác định biện pháp tu từ trong câu tục ngữ 1, 2 và nêu tác dụng của chúng.
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Nêu bài học mà em rút ra từ văn bản 3?
- Bài học về việc đừng bao giờ coi thường mọi thứ xung quanh mình
- Bài học về việc hãy trân trọng những thứ xung quanh mình
- Bài học về việc sống trung thực
- Bài học về việc tôn trọng người khác
Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Nghị luận
Câu 3: Phần thứ ba của văn bản là nói về cái gì?
- Châu chấu và cỗ xe
- Trăng và đèn
- Con sắt và ông Đùng
- Tác giả và người đọc
Câu 4: Em hiểu thế nào về câu “Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây”
- Trăng không dễ bị tác động bởi gió
- Trăng có thể soi sáng mọi sự vật trong đêm tối
- Trăng không bị khuất bởi mây
- Nhược điểm của trăng là bị che khuất bởi mây
Câu 5: Qua câu chuyện về con sắt và ông Đùng có thể rút ra điều gì?
- Con người phải biết khắc phục điểm yếu của mình
- Đừng vội khoe khoang về ưu điểm của mình
- Không phải cứ số đông ào ạt là có thể tác động hoặc áp đảo được một thứ gì nhỏ bé
- Ở đời mọi thứ đều có thể xảy ra, đừng nhìn sơ qua mà đã đánh giá, chê bai
Câu 6: Thông qua văn bản, em rút ra được đặc điểm gì về văn học dân gian?
- Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ
- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
- Ẩn dụ những triết lý, bài học về cuộc sống
- Tất cả các đáp án trên
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật mà em rút ra được?
Câu 2 (2 điểm): Em hãy sưu tầm thêm các câu tục ngữ, ca dao gửi gắm bài học tương tự như văn bản trên. Những câu tục ngữ này hình thành trong em suy nghĩ gì?
=> Giáo án tiết: Đọc kết nối chủ điểm - Biết người, biết ta