Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 3 Thực hành tiếng Việt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 3 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?
- Là những từ được mượn từ tiếng Hán
- Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 2: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?
- Hai
- Ba
- Bốn
- Năm
Câu 3: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
- Thiên lí
- Thiên kiến
- Thiên hạ
- Thiên thanh
Câu 4: Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép?
- Học
- Đầu (cái đầu)
- Hoa (bông hoa)
- Sơn (núi)
Câu 5: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?
- Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài
- Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm
- Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi
- Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng
Câu 6: Từ “viên tịch” để chỉ cái chết của ai?
- Nhà vua
- Vị hoàng thượng
- Người rất cao tuổi
- Người có công với đất nước
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đơn vị cấu tạo nên từ Hán Việt là?
Câu 2 (2 điểm): Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:
- Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều trí thức bổ ích.
- Tại phiên toà nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?
“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng”
- Xã tắc
- Ngựa đá
- Âu vàng
- Cả A và C
Câu 2: Từ Hán Việt không có sắc thái nào trong các sắc thái sau?
- Sắc thái trang nhã thể hiện sự tôn kính
- Sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục
- Sắc thái suồng sã, thể hiện sự thân mật
- Sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội xưa
Câu 3: Trong các từ sau, từ nào không phải từ Hán Việt ?
- Đàn bà
- Thiên niên kỉ
- Phụ nữ
- Sơn hà
Câu 4: Từ nào có nghĩa là “người đốn củi” trong các từ Hán Việt sau:
- Sơn thủy
- Tiều phu
- Viễn du
- Giang sơn
Câu 5: Câu sau có mấy từ Hán Việt: "Các vị bô lão vào yết kiến nhà vua"
- 0
- 1
- 2
- 3
Câu 6: Từ nào là từ Hán Việt trong câu:" Chiến sĩ hải quân rất anh hùng"
- Chiến sĩ
- Hải quân
- Anh hùng
- Cả A và C
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy cho biết từ ghép Hán Việt có những loại nào?
Câu 2 (2 điểm): Cần lưu ý điều gì khi sử dụng từ Hán Việt?
=> Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời tiết: Thực hành tiếng Việt trang 64