Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 1 Văn bản 2: Sang thu
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 1 Văn bản 2: Sang thu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: SANG THU
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hữu Thỉnh bắt đầu sáng tác thơ từ khi nào?
- Trong kháng chiến chống Pháp
- Trong kháng chiến chống Mỹ
- Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh
- Khi đất nước đang chiến tranh
Câu 2: Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ nào?
- Song thất lục bát
- Lục bát
- Ngũ ngôn
- Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3: Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ Sang thu?
- Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời
- Bài thơ là những cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển của đất trời qua đó bộc lộ tình yêu tha thiết với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm
- Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung
- Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước
Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- Điệp từ
Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là gì?
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị
- Hình ảnh sinh động, hấp dẫn
- Cảnh tượng tự nhiên chân thực
- Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Bài thơ ra đời trong bối cảnh nào của đất nước?
- Đất nước mới thống nhất, hòa bình
- Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới
- Kháng chiến chống Mỹ
- Kháng chiến chống Pháp
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Xác định thành phần tình thái trong khổ thơ đầu tiên, nêu tác dụng.
Câu 2 (2 điểm): Hai từ “dềnh dàng” và cụm từ “bắt đầu vội vã” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa gì trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ?
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?
- Từ một mùi hương
- Từ một cơn mưa
- Từ một đám mây
- Từ một cánh chim
Câu 2: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?
- Điệp từ
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- Nhân hóa
Câu 3: Trời đất lúc sang thu được miêu tả qua những phương diện nào?
- Màu sắc, hương vị
- Hoạt động, âm thanh
- Ca ngợi, hình hồn
- Trầm tĩnh, răn dạy
Câu 4: Em cảm nhận như thế nào về giọng thơ và cảm xúc của bài thơ?
- Vui tươi, rộn ràng.
- Buồn hiu hắt
- Nhè nhẹ, man mác bâng khuâng
- Trầm lắng, dìu dịu buồn
Câu 5: Sang thu bắt nguồn từ cảm xúc nào?
- Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
- Cảm xúc về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc sang thu
- Cảm xúc về vẻ đẹp của Hà Nội
- Cảm xúc về thời điểm lịch sử đang nhớ của dân tộc
Câu 6: Bài thơ muốn gửi đi thông điệp gì?
- Là một thông điệp sâu sắc về sự thăng hoa và suy tàn của cuộc sống, cùng với tình yêu và kính trọng đối với đất nước.
- Thiên nhiên là điều tuyệt vời của cuộc sống
- Sống là cống hiến
- Hãy chẫm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trong bài thơ “Sang thu”, cảm xúc của nhân vật trữ tình đã được thay đổi như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Có thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” được không?
=> Giáo án tiết: Văn bản 2- Sang thu