Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 2 Văn bản 1: Những cái nhìn hạn hẹp

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 2 Văn bản 1: Những cái nhìn hạn hẹp. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Văn bản “Những cái nhìn hạn hẹp” nhắc đến những câu chuyện nào?

  1. Ếch ngồi đáy giếng
  2. Chiếc lá cuối cùng
  3. Thầy bói xem voi
  4. Cả A và C

Câu 2: Theo truyện, con ếch trước giờ sống ở đâu?

  1. Cái ao
  2. Cái giếng
  3. Bụi tre
  4. Bờ đê

Câu 3: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” phê phán đối tượng?

  1. Những kẻ lười biếng
  2. Những kẻ dốt nát mà huênh hoang
  3. Những kẻ tham lam
  4. Những kẻ nhát gan

Câu 4: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?

  1. Phản ánh cuộc sống
  2. Giáo dục con người
  3. Tố cáo xã hội
  4. Cải tạo con người xã hội

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa của việc tranh cãi của năm ông thầy bói?

  1. Do các thầy không có chung ý kiến
  2. Do xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật
  3. Do không hiểu biết, không chịu lắng nghe ý kiến của người mọi người xung quanh
  4. Do các thầy không nhìn thấy

Câu 6: Năm ông thầy bói tượng trưng cho điều gì?

  1. Sự thiếu hiểu biết của con người
  2. Những góc khuất mà mỗi người không thể nhìn thấy
  3. Sự phiến diện, chủ quan của con người
  4. Cả 3 đáp án trên
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Các thầy bói đã “Xem voi” như thế nào? Từ đó đã dẫn đến điều gì?

Câu 2 (2 điểm): Khi sống dưới giếng, ếch có suy nghĩ gì?

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Thể loại của những câu truyện trong văn bản là gì?

  1. Cổ tích
  2. Truyền thuyết
  3. Sử thi
  4. Ngụ ngôn

Câu 2: Trong truyện Thầy bói xem voi, các thầy bói xem voi nhân dịp nào?

  1. Vào chơi sở thú
  2. Nhân buổi ế hàng, có chú voi đi qua
  3. Nhân dịp lên núi
  4. Khi vào chuồng voi

Câu 3: Những thầy bói trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi tại sao lại cãi nhau?

  1. Tranh nhau xem bói
  2. Va phải nhau nên cãi nhau
  3. Mỗi thầy xem chỉ một bộ phận của voi, nhưng đã khẳng định ý kiến của mình đúng
  4. Không rõ lý do

Câu 4: Nguyên nhân dẫn tới việc ếch bị trâu giẫm bẹp là:

  1. Ếch ra ngoài giếng, nó vẫn nghĩ trời bé bằng vung
  2. Do ếch cao ngạo, không chịu quan sát
  3. Ếch không chịu thay đổi bản thân cho phù hợp với môi trường mới
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Bài học của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng?

  1. Sống ở môi trường tù túng, nhỏ bé, không giao lưu làm hạn chế sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh
  2. Sống trong môi trường như thế lâu dần sự hiểu biết của con người trở nên nông cạn
  3. Hiểu biết hạn hẹp dẫn tới tâm lí chủ quan, kiêu ngạo
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Truyện Thầy bói xem voi gửi đến chúng ta bài học gì?

  1. Phải tìm hiểu sự vật bằng phương cách tiếp cận thích hợp
  2. Phải xem xét khái quát một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận, cái đơn lẻ thay thế cho toàn bộ
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Các nhân vật trong 2 câu chuyện thể hiện những đặc điểm của nhân vật trong truyện ngụ ngôn là gì?

Câu 2 (2 điểm): Trong truyện “Thầy bói xem voi”, sai lầm của những ông thầy bói khi sờ vào con voi và phán là gì?

 

=> Giáo án tiết: Văn bản 1 - Những cái nhìn hạn hẹp- Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay