Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 24: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở vi khuẩn và tảo, hợp chất mở đầu cần cho việc tổng hợp tinh bột và glycogen là

  • A. lactose.
  • B. amino acid.
  • C. ADP.
  • D. ADP – glucose.

Câu 2: Gôm là

  • A. một số loại protein mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
  • B. một số amino acid mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
  • C. một số polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
  • D. một số enzyme mà vi sinh vật tiết vào môi trường.

Câu 3: Cho một số vai trò sau:

(1) Bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô.

(2) Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền.

(3) Ngăn cản sự tiếp xúc của vi sinh vật với virus.

(4) Là nguồn dự trữ carbon và năng lượng của vi sinh vật.

Trong các vai trò trên, gôm có bao nhiêu vai trò đối với vi sinh vật?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 4: Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây?

  • A. Liên kết peptide.
  • B. Liên kết hóa trị.
  • C. Liên kết hydrogen.
  • D. Liên kết glycoside.

Câu 5: Cho các thành tựu sau đây:

(1) Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm

(2) Sản xuất mì chính

(3) Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào)

(4) Sản xuất chất thay huyết tương dùng trong y học

Trong các thành tựu trên, số thành tựu là ứng dụng của quá trình tổng hợp protein ở vi sinh vật là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 6: Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết các phân tử nào sau đây?

  • A. Các phân tử glucose.
  • B. Các phân tử amino acid.
  • C. Glucose và acid béo.
  • D. Glycerol và acid béo.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp nucleic acid của vi sinh vật?

  • A. Quá trình tổng hợp DNA, RNA ở vi sinh vật diễn ra tương tự ở mọi tế bào sinh vật.
  • B. Các phân tử nucleic acid được tạo ra nhờ sự liên kết của các đơn phân là nucleotide.
  • C. Vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp nucleotide mà phải thu nhận từ thức ăn.
  • D. Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp 3 thành phần cấu tạo nên các nucleotide.

Câu 8: Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ nhằm

  • A. lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng.
  • B. loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa giúp làm sạch môi trường sống.
  • C. tạo ra các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
  • D. tạo ra các chất khoáng góp phần cải tạo chất lượng của đất.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate xảy ra bên trong cơ thể vi sinh vật.

(2) Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate sử dụng các enzyme do vi sinh vật tiết ra.

(3) Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật là glucose.

(4) Đường đơn được vi sinh vật hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 10: Cho các sản phẩm sau:

(1) Rượu

(2) Sữa chua

(3) Nước mắm

(4) Nước trái cây lên men

Trong số các sản phẩm trên, số sản phẩm của quá trình lên men rượu là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

 ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Để phân giải nucleic acid, vi sinh vật cần tạo ra enzyme nào sau đây?

  • A. Protease.
  • B. Lipase.
  • C. Nulease.
  • D. Amylase.

 

Câu 2: Sản xuất nước mắm là ứng dụng của quá trình nào sau đây ở vi sinh vật?

  • A. Phân giải carbohydrate.
  • B. Phân giải protein.
  • C. Phân giải lipid.
  • D. Phân giải nucleic acid.

 

Câu 3: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?

  • A. Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.
  • B. Làm sạch môi trường.
  • C. Cải thiện chất lượng đất.
  • D. Tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Câu 4: Cho các ứng dụng sau:

(1) Sản xuất protein đơn bào.

(2) Sản xuất rượu, sữa chua, dưa muối.

(3) Sản xuất chất kháng sinh.

(4) Sản xuất acid amin.

Những ứng dụng nào từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật?

  • A. (1); (3); (4).
  • B. (2); (3); (4).
  • C. (1); (2); (4).
  • D. (1); (2); (3).

 

Câu 5: Có bao nhiêu quá trình sau đây là tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật?

(1) Phân giải đường làm chua dưa muối.

(2) Phân giải protein trong làm nước mắm và tương.

(3) Phân giải protein của đồ ăn.

(4) Phân giải cellulose ở các mặt hàng tre nứa.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 1.

 

Câu 6: Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết các phân tử nào sau đây?

  • A. Các phân tử glucose
  • B. Các phân tử amino acid
  • C. Glucose và acid béo
  • D. Glycerol và acid béo

 

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp nucleic acid của vi sinh vật?

  • A. Quá trình tổng hợp DNA, RNA ở vi sinh vật diễn ra tương tự ở mọi tế bào sinh vật.
  • B. Các phân tử nucleic acid được tạo ra nhờ sự liên kết của các đơn phân là nucleotide.
  • C. Vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp nucleotide mà phải thu nhận từ thức ăn.
  • D. Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp 3 thành phần cấu tạo nên các nucleotide.

 

Câu 8: Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ nhằm

  • A. lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng.
  • B. loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa giúp làm sạch môi trường sống.
  • C. tạo ra các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
  • D. tạo ra các chất khoáng góp phần cải tạo chất lượng của đất.

 

Câu 9: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào sống trong quần thể giảm dần là đặc điểm của pha?

  • A. Pha suy vong.
  • B. Pha lag.
  • C. Pha log.
  • D. Pha cân bằng.

 

Câu 10: Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây?

  • A. Liên kết peptide.
  • B. Liên kết hóa trị.
  • C. Liên kết hydrogen.
  • D. Liên kết glycoside.

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Nêu khái niệm và vai trò của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật.

Câu 2 (6 điểm). Quá trình tổng hợp carbohydrate được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

 
 

 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Trình bày đơn giản cơ chế tổng hợp lipid và nucleic acid.

Câu 2 (6 điểm). Quá trình tổng hợp protein được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

 
 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Để phân giải nucleic acid, vi sinh vật cần tạo ra enzyme nào sau đây?

  • A. Protease.
  • B. Lipase.
  • C. Nulease.
  • D. Amylase.

 

Câu 2: Sản xuất nước mắm là ứng dụng của quá trình nào sau đây ở vi sinh vật?

  • A. Phân giải carbohydrate.
  • B. Phân giải protein.
  • C. Phân giải lipid.
  • D. Phân giải nucleic acid

 

Câu 3: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?

  • A. Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.
  • B. Làm sạch môi trường.
  • C. Cải thiện chất lượng đất.
  • D. Tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

 

Câu 4: Hoạt động nào của con người được gọi là nuôi cấy vi sinh vật theo hình thức liên tục?

  • A. Làm rượu.
  • B. Làm nấm.
  • C. Làm giấm.
  • D. Làm bánh mì.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Quá trình tổng hợp lipid được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Nêu khái niệm và vai trò của quá trình phân giải ở vi sinh vật.

 
 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở trong tủ lạnh, thực phẩm giữ được khá lâu là vì:

  • A. vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp.
  • B. nhiệt độ thấp làm biến đổi thức ăn, vi khuẩn không thể phân hủy được.
  • C. khi ở trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
  • D. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế.

 

Câu 2: Đặc điểm của vi sinh vật ưa nhiệt và siêu ưa nhiệt là?

  • A. Protein của chúng được tổng hợp mạnh ở nhiệt độ lạnh.
  • B. Enzyme và protein của chúng thích ứng với nhiệt độ cao.
  • C. Các enzyme của chúng dễ mất hoạt tính khi gặp nhiệt độ cao.
  • D. Rất dễ chết khi môi trường gia tăng nhiệt độ.

Câu 3: Đâu là nhận định không đúng khi nói về ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật?

  • A. Để sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật cũng cần các chất dinh dưỡng như các sinh vật khác
  • B. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên vi sinh vật có thể là thuận lợi hoặc bất lợi.
  • C. Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường ngoài.
  • D. Vi sinh vật có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào của môi trường.

 

Câu 4: Sự phát triển của vi sinh vật sống ở các hồ nước mặn phụ thuộc vào nồng độ cao của ion?

  • A. Na +
  • B. K +
  • C. Ca2+
  • D. Mg2+

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Trình bày đơn giản cơ chế phân giải lipid.

Câu 2 (4 điểm). Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

  

=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay