Giáo án sinh học 10 chân trời bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (1 tiết)

Giáo án bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (1 tiết) sách sinh học 10 chân trời. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của sinh học 10 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 10 chân trời bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (1 tiết)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 24: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
  • Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.
  1. Về năng lực

- Năng lực sinh học:

  • Nhận thức sinh học:

+ Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh      vật.

+ Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.

  • Tìm hiểu thế giới sống: Thực hiện đuọc sản phẩm học tập tìm hiểu về vai tò của vi sinh vật đối với tự nhiên và đời sống con người.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Vận dụng kiến thức đã học về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật để giải thích được cơ sở của việc ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn.

+ Đề xuất được một số biện pháp ứng dụng vi sinh vật để giải quyết một số vấn đề thực tiễn như xử lí ô nhiễm môi trường, sản xuất các chế phẩm sinh học.

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Luôn chủ động và tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
  1. Phẩm chất

- Trách nhiệm: sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.

- Sơ đồ quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật. Hình ảnh một số sản phẩm ứng dụng quá trình tổng hợp và phân giải ở  vi sinh vật.

- Câu hỏi liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với học sinh

-  SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép, giấy A4.

- Biên bản thảo luận nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, từ những hiểu biết thực tế để tìm hiểu kiến thức mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi mở đầu bài học đưa ra và dự đoán câu trả lời
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi mở đầu bài học: Một con bò nặng 500kg chỉ sản xuất thêm mỗi ngày 0,5kg protein; 500 kg cây đậu nành mỗi ngày tổng hợp được 40kg protein nhưng 500kg nấm men có thể mỗi ngày tạo thành mỗi ngày 50 tấn protein. Sự khác nhau về sinh khối được tạo ra từ các loài sinh vật trên có thể giải thích như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức đã học để đưa ra dự đoán về câu trả lời.

- GV khuyến khích HS thoải mái đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trình bày ý kiến.

- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).

Gợi ý: Sự khác nhau về sinh khối được tạo ra từ các loài sinh vật trên có thể giải thích là do tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích tế bào của 500kg: nấm men>cây đậu nành> con bò.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Để biết được sự khác nhau về sinh khối được tạo ra từ các loài sinh vật trên có thể giải thích như thế nào, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay Bài 24. Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.

  1. Mục tiêu:

- Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và tìm hiểu mục I, II SGK để tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nội dung theo 2 vòng.

*Vòng 1: Nhóm chuyên gia.

(Nhóm chuyên gia thảo luận rồi hoàn thành phiếu học tập – đính kèm phía dưới hoạt động)

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải carbohydrate.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải protein.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải lipid.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải nucleic acid.

Các nhóm làm việc trong vòng 5 phút. Sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm của mình một lượt, như là chuyên gia.

*Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép.

Mỗi nhóm mảnh ghép được thành lập ít nhất từ một thành viên nhóm chuyên gia.

Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiẻu ở nhóm chuyên gia.

Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung: Trả lời tất cả các câu hỏi thảo luận trong SGK.

Câu 1: Hãy cho biết các đặc điểm chung của quá trình tổng hợp chất hữu cơ.

Câu 2. Tìm thông tin liên quan tới gôm sinh học và cho biết vai trò của gôm sinh học trong đời sống con người.

Câu 3. Tìm thông tin liên quan về một số loại chế phẩm sinh học từ vi sinh vật.

Quan sát hình 24.3, 24.4, 24.5 và cho biết:

Câu 4. Các chất hữu cơ đa phân tử được phân giải như thế nào? Ứng dụng của các quá trình này trong đời sống là gì ? 

Câu 5. Cho biết đặc điểm chung của các quá trình phân giải chất hữu chất hữu cơ.

LT1. Trình bày tóm tắt bằng sơ đồ  hệ thống các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đa phân tử của vi sinh vật? 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin SGK, làm việc nhóm theo yêu cầu của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến chung của nhóm.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS.

- GV khái quát nội dung bằng 2 sơ đồ về quá trình phân giải và tổng hợp ở vi sinh vật rồi chuyển sang nội dung tiếp theo

I, II. Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV và hoàn thành phiếu học tập (file đính kèm phía dưới hoạt động).

- Nhóm mảnh ghép trả lời các câu thảo luận:

C1: Quá trình tổng hợp chất hữu cơ có bản chất là quá trình đồng hóa, là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng.

C2. Một số loại polysaccharide mà sinh vật tiết vào môi trường được gọi là gôm. Gôm có vai trò bảo vệ vi sinh vật khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với viruts, đồng thời là nguồn dự trưc Carbon và năng lượng. Gôm được dùng trong công nghiệp để sản xuất kem phủ bề mặt bánh hay làm chất phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hỏa. Trong y học, gôm được dùng làm chất thay huyết tương và trong sinh hóa học dùng làm chất tách chiết enzyme.

C3.

- Sinh khối (hoặc protein đơn bào): Tảo xoắn Spirulina (thuộc Cyanobacteria) là nguồn thực phẩm chức năng (ở dạng bột hoặc dạng bánh quy), tảo Chlorella được dùng làm nguồn protein và vitamin bổ sung vào kem, sữa chua, bánh mì.

- Amino acid bổ sung vào thực phẩm như chủng vi huẩn đột biến Corynebacterium glutamicum đã được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất các amino acid như glutamic acid, lysine, valine, phenylalanine… Ngoài ra một amino acid được dùng làm gia vị để tăng độ ngon ngọt của các món ăn đó là glutamic acid (ở dạng natri glutamiate - mì chính)

C4.

- Các chất hữu cơ đa phân tử được phân giải nhờ các enzyme phá vỡ liên kết giữa các thành phần cấu tạo để tạo thành các chất đơn giản.

- Ứng dụng:

+ Lên men lactic đồng hình tạo ra sữa chua.

+ Lên men rượu tạo thành các sản phẩm có chứa cồn.

+ Quá trình phân giải protein tạo ra các amino acid là nhờ enzyme protease là do vi sinh vật tiết ra và được ứng dụng trong sản xuất nước mắm, nước tương.

C5. Quá trình phân giải chất hữu cơ có bản chất là quá trình dị hóa, là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng.

- GV khái quát nội dung trọng tâm bằng 2 sơ đồ.

LT1.

Tóm tắt bằng sơ đồ  hệ thống các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đa phân tử của vi sinh vật:

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN MỘT: SINH HỌC TẾ BÀO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 chân trời bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn sinh học
Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 2

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 3 (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 4 (1 tiết)

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 3 (1 tiết)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 4

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay