Đề kiểm tra 15 phút Toán 6 cánh diều Chương 3 Bài 3: Hình bình hành
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Toán 6 cánh diều Chương 3 Bài 3: Hình bình hành. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Toán 6 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: HÌNH BÌNH HÀNH
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Trong các hình dưới đây, hình nào là hình bình hành?
- Hình 1, hình 2, hình 4
- Hình 2, hình 3, hình 4
- Hình 1, hình 4, hình 5
- Hình 1, hình 2, hình 5
Câu 2. Trong những khẳng định sau, khẳng định nào sai?
- Hình bình hành có 4 đỉnh
- Hình bình hành có bốn cạnh
- Hình có bốn đỉnh là hình bình hành
- Hình bình hành có hai cạnh đối song song.
Câu 3. Cho hình bình hành ABCD, cặp cạnh bằng nhau là:
- AB và AD
- AD và DC
- BC và AB
- DC và AB
Câu 4. Cho hình bình hành ABCDABCD, cặp cạnh song song với nhau là:
- AB và AD
- AD và DC
- BC và AD
- DC và BC
Câu 5. Trong các hình dưới đây, hình nào là hình bình hành?
- Hình 2
- Hình 2 và hình 3
- Hình 1, hình 2, hình 5
- Hình 1, hình 2
Câu 6. Cho hình bình hành ABCD có chiều cao hạ xuống cạnh CD là 5 cm, chiều dài CD là 15 cm, diện tích hình bình hành ABCD là:
- 20 cm2
- 75 cm
- 20 cm
- 75 cm2
Câu 7. Mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy là 47 m, mở rộng mảnh đất bằng cách tăng các cạnh đáy của hình bình hành này thêm 7 m thì được mảnh đất hình bình hành mới có diện tích hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 189 m2. Hãy tính diện tích mảnh đất ban đầu.
- 1296 m2
- 1926 m2
- 1629 m2
- 1269 m2
Câu 8. Cho hình bình hành có chu vi là 480cm, có độ dài cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia và gấp 8 lần chiều cao. Tính diện tích hình bình hành
- 5000 cm
- 10000 cm
- 2500 cm2
- 5000 cm2
Câu 9. Cho hình bình hành có diện tích là 312 m2, độ dài đáy là 24 m, chiều cao hình bình hành đó là:
- 17m
- 30m
- 37m
- 13m
Câu 10. Cho khu đất hình bình hành độ dài đáy là 300 dm, chiều cao khu đất hình bình hành là 20 m. Diện tích hình bình hành đó là:
- 6000 cm2
- 600 cm2
- 600 dm2
- 600 m2
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
C |
D |
C |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
D |
D |
D |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cho hình bình hành có chu vi là 364cm và độ dài cạnh đáy gấp 6 lần cạnh kia; gấp 2 lần chiều cao. Hãy tính diện tích hình bình hành đó
A.14168 cm2
B.13168 cm2
C.12168 cm2
D.10168 cm2
Câu 2. Một hình bình hành có cạnh đáy là 71cm. Người ta thu hẹp hình bình hành đó bằng cách giảm các cạnh đáy của hình bình hành đi 19 cm được hình bình hành mới có diện tích nhỏ hơn diện tích hình bình hành ban đầu là 665cm2. Tính diện tích hình bình hành ban đầu.
A.2485 cm2
B.3485 cm2
C.2585 cm2
D.3585 cm2
Câu 3. Hình bình hành có độ dài 2 cạnh là 3 cm và 5 cm, độ dài đường cao ứng với cạnh 3cm là 4cm. Vậy diện tích của hình bình hành đó là:
- 7 cm2
- 12 cm2
- 6 cm2
- 4 cm2
Câu 4. Hình bình hành có độ dài 2 cạnh là 3 cm và 5 cm, độ dài đường cao ứng với cạnh 3cm là 4cm. Vậy chu vi của hình bình hành đó là:
- 14 cm
- 16 cm
- 11 cm
- 12 cm
Câu 5. Bạn Hoa làm một khung ảnh có dạng hình bình hành PQRS với PQ = 18 cm và PS =13cm. Tính độ dài viền khung ảnh bạn Hoa đã làm.
- 26 cm
- 62 cm
- 31 cm
- 12 cm
Câu 6. Cho hình bình hành có chu vi là 480cm, có độ dài cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia và gấp 8 lần chiều cao. Tính diện tích hình bình hành
- 4000 cm2
- 6000 cm2
- 5000 cm2
- 3000 cm2
Câu 7. Cho hình bình hành có chu vi là 432cm. Độ dài cạnh lớn bằng 2 lần độ dài cạnh bé. Vậy cạnh bé có độ dài là :
- 70 cm
- 72cm
- 144cm
- 120cm
Câu 8. Chọn phương án sai trong các phương án sau?
- Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
- Tứ giác có hai góc đối bằng nhau là hình bình hành.
Câu 9. Chọn câu đúng ?
- Hình bình hành là hình vuông
- Hình vuông là hình bình hành
- Hình bình hành là hình chữ nhật
- Hình bình hành là hình thang
Câu 10. Chọn câu đúng ?
- Hình bình hành là hình vuông
- Hình vuông là hình bình hành
- Hình bình hành là hình chữ nhật
- Hình bình hành là hình thang
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
A |
B |
B |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
B |
D |
B |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Tính chu vi của hình bình hành MNPQ biết MN = 4,5 cm và NP = 6,5 cm.
Câu 2 (6 điểm). Bác Nam có một mảnh đất dạng hình chữ nhật có kích thước như hình vẽ. Bác dự định trồng rau trên khu vực tứ giác AMCN và trồng hoa ở khu vực đất còn lại. Tiền công để trả cho mỗi mét vuông trồng hoa là 52 nghìn đồng, trồng rau là 58 nghìn đồng. Tính số tiền công cần chi trả để trồng hoa và rau.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Chu vi của hình bình hành MNPQ là: (4,5 + 6,5) . 2 = 22 (cm) Đáp số : 22 cm. |
4 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: ( 8 + 8) ×12 = 192 m2 Diện tích mảnh đất hình bình hành AMCN là: 12 . 8 = 96 m2 Số tiền công để trả cho diện tích trồng hoa là: 96 . 52 = 4 992 ( nghìn đồng)= 4 992 000 (đồng) Số tiền công để chi trả cho trồng rau là: (192 – 96) . 58 = 5 568 (nghìn đồng) = 5 568 000 (đồng) Vậy số tiền công để chi trả cho việc trồng hoa và rau là: 4 992 000 + 5 568 000 = 10 660 000 đồng. Đáp số: 10 660 000 đồng. |
3 điểm 3 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Một hình bình hành có diện tích 20 cm2 và chiều cao bằng 5 cm. Tính độ dài cạnh đáy tương ứng với chiều cao.
Câu 2 (6 điểm). Thanh có một miếng bìa hình bình hành có độ dài hai cạnh 3,4 cm và 5,2 cm. Thanh muốn cắt một miếng bìa hình thoi có chu vi bằng 18 cm từ miếng bìa ban đầu để làm thiệp. Thanh có thể cắt được không và nếu được thì làm cách nào để cắt nhanh nhất?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Độ dài cạnh đáy tương ứng với chiều cao là: 20 : 5 = 4 (cm) Đáp số: 4 cm. |
4 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
Chu vi miếng bìa hình bình hành đó là: (3,4 + 5,2) . 2 = 17,2 (cm) Có 18 cm > 17, 2 cm. => Thảo không thể cắt tấm thiệp hình thoi từ miếng bìa hình bình hành ban đầu. |
3 điểm 3 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Chọn câu đúng:
- Diện tích hình bình hành bằng nửa tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
- Diện tích hình bình hành bằng tổng của cạnh đáy và chiều cao.
- Diện tích hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
- Diện tích hình bình hành bằng hiệu của cạnh đáy và chiều cao.
Câu 2. Chọn câu đúng:
- Chu vi của một hình bình hành bằng tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.
- Chu vi hình bình hành bằng tổng của cạnh đáy và chiều cao.
- Chu vi hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
- Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.
Câu 3. Độ dài đáy của hình bình hành có chiều cao 24cm và diện tích là 432cm2 là:
- 16cm
- 17cm
- 18cm
- 19cm
Câu 4. Cho một hình bình hành ABCD có hai cạnh a và b lần lượt là 5 cm và 7 cm. Hỏi chu vi của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?
A.24cm
B.14cm
C.35cm
D.12cm
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Kể tên các cạnh, các góc bằng nhau trên mỗi hình dưới đây:
Hình bình hành QRST |
Câu 2 (3 điểm). Hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi có là hình bình hành không?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
D |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Hình bình hành TQRS có: - Các cạnh đối bằng nhau: TQ = RS ; QR = TS. - Hai đường chéo TR và QS cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường. - Các cạnh đối song song với nhau: TQ song song với RS; QR song song với TS. - Các góc đối bằng nhau: Góc T = góc R; Góc Q = góc S. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi là hình bình hành. |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Hãy cho biết đâu là công thức tính diện tích hình bình hành?
A.S = a.c ( a và c: hai cạnh bất kỳ của hình bình hành)
B.S = b.h (b: cạnh bất kỳ, h: chiều cao)
C.S = a.b (a, b cạnh của hình hình hành)
D.S = a.h (a: cạnh đáy, h: chiều cao)
Câu 2. Có một hình bình hành có chiều dài cạnh đáy CD = 8cm và chiều cao nối từ đỉnh A xuống cạnh CD dài 5cm. Hỏi diện tích của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?
A.20 cm2
B.60 cm2
C.30 cm2
D.40 cm2
Câu 3. Mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy là 47m, mở rộng mảnh đất bằng cách tăng các cạnh đáy của hình bình hành này thêm 7m thì được mảnh đất hình bình hành mới có diện tích hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 189m2. Hãy tính diện tích mảnh đất ban đầu.
A.1269 (m2)
B.1169 (m2)
C.1369 (m2)
D.1069 (m2)
Câu 4. Cho hình bình hành có chu vi là 480cm, có độ dài cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia và gấp 8 lần chiều cao. Tính diện tích hình bình hành
A.4000 cm2
B.5000 cm2
C.6000 cm2
D.3000 cm2
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Các tứ giác ở hình vẽ bên dưới có là hình bình hành không? Vì sao?
Câu 2 (3 điểm). Tính diện tích hình bình hành có chiều cao 5 dm và cạnh đáy tương ứng là 6 cm.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
D |
A |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Cả ba tứ giác là hình bình hành - Tứ giác ABCD là hình bình hành vì có AB // CD và AB = CD = 3 (dấu hiệu nhận biết 3) - Tứ giác EFGH là hình bình hành vì có EH // FG và EH = FH = 3 (dấu hiệu nhận biết 3) - Tứ giác MNPQ là hình bình hành vì có MN = PQ và MQ = NP (dấu hiệu nhận biết 2) |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Đổi 5 dm = 50 cm. Diện tích hình bình hành là: 50 . 6 = 300 (cm2) Đáp số: 300 cm2 |
3 điểm |